1. Bộ kích điện: Cứu cánh mùa hè
Khi lưới điện bị ngắt, thiết bị này lấy nguồn điện từ ắc quy và chuyển sang điện xoay chiều 220V để chạy thiết bị thông dụng như: quạt, đèn, ti vi, nồi cơm điện... Khi điện lưới có trở lại, máy sẽ tự động sạc điện lại cho ắc quy. Tuổi thọ của ắc quy đi kèm bộ kích điện thường kéo dài 3-4 năm.Dọc phố Huế, Hai Bà Trưng…bạn có thể mua nhiều loại máy công suất từ 300 -1.000W. Trong đó, bộ kích điện Trung Quốc có giá 2-2,6 triệu đồng (không bao gồm ắc quy), chạy tivi, quạt, bóng đèn trong 5 tiếng. Các hãng Lioa (2- trên 2,5 triệu), Technos (2,2- 2,7 triệu), Samlex (700 – 4 triệu)... cung cấp điện trên 7 tiếng liên tục. Theo chị N.N.H (chủ cửa hàng điện tử trên phố Huế): Hàng này bán chạy vì không ồn và tốn xăng như máy phát điện. Anh Trần Mạnh Hưng (nhân viên hành chính) khi đang mua hàng tại đây cũng chia sẻ: “Giá máy không rẻ, nhưng tôi vẫn mua cho bố mẹ vì ở quê hay mất điện, định mua máy phát, xong mùi xăng khó chịu, sợ các cụ không thích".
Dù rằng sản phẩm rất tiện lợi trong ngày hè, nhưng chị Thái Minh (Láng Hạ - Đống Đa) đã bị một phen hết hồn khi "xài" bộ kích điện sai cách: “Mình không rõ vì sao, tự nhiên có tiếng nổ bụp, lửa tóe lên ở đầu giắc cắm, chờ 2 phút mà không thấy quạt chạy. Cuối cùng là điện không thấy đâu, còn cháy mất cái quạt điện”. Ảnh: minh họa.
2. Cẩn trọng khi dùng bộ kích điện
Để tránh tai nạn điện bất ngờ, khi mất điện, bạn cần ngắt cầu dao tổng rồi mới sử dụng bộ kích điện. Tránh trường hợp khi thiết bị đang hoạt động, điện lưới có trở lại, phía đầu ra của bộ kích điện ăn thông với hệ thống điện lưới 220V, làm vượt quá công suất và gây cháy nổ.Những trường hợp dùng bị hỏng quạt, nồi cơm điện... có thể là do bộ kích điện kém chất lượng, tần số không chuẩn, tăng giảm (50Hz có khi là 70, 80 Hz), dẫn đến định hình dòng ra không ổn định, gây ra hiện tượng nóng đồ dùng trong nhà và bị cháy.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng tuyệt đối không được nối đầu ra 220V của bộ kích điện với hệ thống điện lưới toàn nhà vì có thể gây cháy nổ bộ kích điện và đồ dùng như tivi, quạt, bóng đèn... do vượt quá công suất.
Bên cạnh đó,
bình ắc quy khi dùng cùng bộ kích điện có thể nổ, rất nguy hiểm do bình ắc quy cũ, vỏ mỏng, mạch điện bị chập. Vì thế, với những máy kích điện không có chế độ bảo vệ ắc quy yếu, chế độ bảo vệ ngắn mạch thì nguy cơ xảy ra nổ ắc quy lại càng cao, cần cân nhắc khi mua.
Việc dùng quá tải nhiều đồ dùng (tủ lạnh, ti vi, bóng đèn...) liên tục trong nhiều giờ cũng không tốt cho bộ kích điện. Vì vậy, trong trường hợp này bạn nên dùng 80% công suất máy để đảm bảo an toàn.Khi dùng bộ kích điện, bạn phải đặt thiết bị tại nơi thoáng mát, tránh chỗ ẩm ướt, gần nguồn nước hoặc dễ cháy, gần thùng xăng, dầu. Ngoài ra, bạn chú ý đối tượng sử dụng là người cao tuổi sẽ có thể nguy hiểm do nhầm lẫn khi cắm giắc cắm hoặc quên tắt cầu dao tổng, đồng thời, đặt bộ kích điện xa tầm với trẻ em.
1. Bộ kích điện: Cứu cánh mùa hè
Khi lưới điện bị ngắt, thiết bị này lấy nguồn điện từ ắc quy và chuyển sang điện xoay chiều 220V để chạy thiết bị thông dụng như: quạt, đèn, ti vi, nồi cơm điện... Khi điện lưới có trở lại, máy sẽ tự động sạc điện lại cho ắc quy. Tuổi thọ của ắc quy đi kèm bộ kích điện thường kéo dài 3-4 năm.
Dọc phố Huế, Hai Bà Trưng…bạn có thể mua nhiều loại máy công suất từ 300 -1.000W. Trong đó, bộ kích điện Trung Quốc có giá 2-2,6 triệu đồng (không bao gồm ắc quy), chạy tivi, quạt, bóng đèn trong 5 tiếng. Các hãng Lioa (2- trên 2,5 triệu), Technos (2,2- 2,7 triệu), Samlex (700 – 4 triệu)... cung cấp điện trên 7 tiếng liên tục.
Theo chị N.N.H (chủ cửa hàng điện tử trên phố Huế): Hàng này bán chạy vì không ồn và tốn xăng như máy phát điện. Anh Trần Mạnh Hưng (nhân viên hành chính) khi đang mua hàng tại đây cũng chia sẻ: “Giá máy không rẻ, nhưng tôi vẫn mua cho bố mẹ vì ở quê hay mất điện, định mua máy phát, xong mùi xăng khó chịu, sợ các cụ không thích".
Dù rằng sản phẩm rất tiện lợi trong ngày hè, nhưng chị Thái Minh (Láng Hạ - Đống Đa) đã bị một phen hết hồn khi "xài" bộ kích điện sai cách: “Mình không rõ vì sao, tự nhiên có tiếng nổ bụp, lửa tóe lên ở đầu giắc cắm, chờ 2 phút mà không thấy quạt chạy. Cuối cùng là điện không thấy đâu, còn cháy mất cái quạt điện”. Ảnh: minh họa.
2. Cẩn trọng khi dùng bộ kích điện
Để tránh tai nạn điện bất ngờ, khi mất điện, bạn cần ngắt cầu dao tổng rồi mới sử dụng bộ kích điện. Tránh trường hợp khi thiết bị đang hoạt động, điện lưới có trở lại, phía đầu ra của bộ kích điện ăn thông với hệ thống điện lưới 220V, làm vượt quá công suất và gây cháy nổ.
Những trường hợp dùng bị hỏng quạt, nồi cơm điện... có thể là do bộ kích điện kém chất lượng, tần số không chuẩn, tăng giảm (50Hz có khi là 70, 80 Hz), dẫn đến định hình dòng ra không ổn định, gây ra hiện tượng nóng đồ dùng trong nhà và bị cháy.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng tuyệt đối không được nối đầu ra 220V của bộ kích điện với hệ thống điện lưới toàn nhà vì có thể gây cháy nổ bộ kích điện và đồ dùng như tivi, quạt, bóng đèn... do vượt quá công suất.
Bên cạnh đó,
bình ắc quy khi dùng cùng bộ kích điện có thể nổ, rất nguy hiểm do bình ắc quy cũ, vỏ mỏng, mạch điện bị chập. Vì thế, với những máy kích điện không có chế độ bảo vệ ắc quy yếu, chế độ bảo vệ ngắn mạch thì nguy cơ xảy ra nổ ắc quy lại càng cao, cần cân nhắc khi mua.
Việc dùng quá tải nhiều đồ dùng (tủ lạnh, ti vi, bóng đèn...) liên tục trong nhiều giờ cũng không tốt cho bộ kích điện. Vì vậy, trong trường hợp này bạn nên dùng 80% công suất máy để đảm bảo an toàn.
Khi dùng bộ kích điện, bạn phải đặt thiết bị tại nơi thoáng mát, tránh chỗ ẩm ướt, gần nguồn nước hoặc dễ cháy, gần thùng xăng, dầu. Ngoài ra, bạn chú ý đối tượng sử dụng là người cao tuổi sẽ có thể nguy hiểm do nhầm lẫn khi cắm giắc cắm hoặc quên tắt cầu dao tổng, đồng thời, đặt bộ kích điện xa tầm với trẻ em.