Samsung Galaxy S7/ Galaxy S7 Edge. Samsung đã không làm thất vọng người dùng khi trang bị cho 2 mẫu smartphone mới của mình camera sau sử dụng cảm biến ảnh 12MP, khẩu độ f/1.7, tích hợp chống rung quang học và công nghệ tự động lấy nét lệch pha (Dual-pixel Autofocus). Với camera này, Galaxy S7, S7 Edge có khả năng quay video slow motion với chất lượng 720p ở tốc độ 240 fps (khung hình/giây) và độ phân giải 1080p ở tốc độ 60 fps. Đặc biệt, tính năng chống rung quang học và tự động lấy nét nhanh giúp người dùng dễ dàng bắt nét các vật thể chuyển động khi quay. iPhone 6S/iPhone 6S Plus. Giống như iPhone 6S, phiên bản cỡ lớn iPhone 6S Plus sở hữu camera sau 12MP có khả năng quay video slow motion với độ phân giải 720p ở tốc độ 240 fps và độ phân giải 1080p ở tốc độ 120 fps. Tuy nhiên, khác với iPhone 6S chỉ hỗ trợ chống rung kỹ thuật số, iPhone 6S Plus tích hợp chống rung quang học, cho khả năng quay slow motion các đối tượng chuyển động tốt hơn. Đặc biệt, camera trước 5MP của bộ đôi iPhone 6S và iPhone 6S Plus cũng có khả năng quay video chuyển động chậm với chất lượng 720p ở tốc độ 240 fps và độ phân giải 1080p ở tốc độ 120 fps. LG V10. Nếu xét về khả năng quay video, LG V10 được xếp vào top đầu trên thị trường smartphone hiện nay. Với camera sau 16MP có khẩu độ f/1.8, tích hợp chống rung quang học và tự động lấy nét bằng laser, LG V10 có khả năng quay video slow motion với chất lượng 720p ở tốc độ 120 fps. Ngoài ra, máy còn có chế độ tùy chỉnh video thủ công, một lựa chọn tuyệt vời dành cho những người dùng đam mê quay phim. Google Nexus 6P. Vào thời điểm ra mắt, Google Nexus 6P là chiếc smartphone Android đầu tiên hỗ trợ khả năng quay video slow motion chất lượng 720p với tốc độ 240 fps. Thiết bị sở hữu camera sau 12,3MP với khẩu độ f/2.0. Tuy nhiên, máy không hỗ trợ chống rung quang học, một trong những yếu tố quan trọng trong việc quay video slow motion. Motorola Moto X Pure Edition. Máy được trang bị camera sau có độ phân giải lên tới 21MP, khẩu độ f/2.0, cho chất lượng hiển thị cao hơn do có kích thước cảm biến ảnh lớn nhất trong khi sở hữu kích thước điểm ảnh nhỏ nhất trong số các mẫu smartphone kể trên, tích hợp công nghệ tự động lấy nét theo pha. Mặc dù vậy, Moto X Pure chỉ có khả năng quay video ở trên mức trung bình. Máy hỗ trợ quay video slow motion với chất lượng 720p ở tốc độ giới hạn 120 fps và không có chế độ tùy chỉnh video thủ công như LG V10.
Samsung Galaxy S7/ Galaxy S7 Edge. Samsung đã không làm thất vọng người dùng khi trang bị cho 2 mẫu smartphone mới của mình camera sau sử dụng cảm biến ảnh 12MP, khẩu độ f/1.7, tích hợp chống rung quang học và công nghệ tự động lấy nét lệch pha (Dual-pixel Autofocus). Với camera này, Galaxy S7, S7 Edge có khả năng quay video slow motion với chất lượng 720p ở tốc độ 240 fps (khung hình/giây) và độ phân giải 1080p ở tốc độ 60 fps. Đặc biệt, tính năng chống rung quang học và tự động lấy nét nhanh giúp người dùng dễ dàng bắt nét các vật thể chuyển động khi quay.
iPhone 6S/iPhone 6S Plus. Giống như iPhone 6S, phiên bản cỡ lớn iPhone 6S Plus sở hữu camera sau 12MP có khả năng quay video slow motion với độ phân giải 720p ở tốc độ 240 fps và độ phân giải 1080p ở tốc độ 120 fps. Tuy nhiên, khác với iPhone 6S chỉ hỗ trợ chống rung kỹ thuật số, iPhone 6S Plus tích hợp chống rung quang học, cho khả năng quay slow motion các đối tượng chuyển động tốt hơn. Đặc biệt, camera trước 5MP của bộ đôi iPhone 6S và iPhone 6S Plus cũng có khả năng quay video chuyển động chậm với chất lượng 720p ở tốc độ 240 fps và độ phân giải 1080p ở tốc độ 120 fps.
LG V10. Nếu xét về khả năng quay video, LG V10 được xếp vào top đầu trên thị trường smartphone hiện nay. Với camera sau 16MP có khẩu độ f/1.8, tích hợp chống rung quang học và tự động lấy nét bằng laser, LG V10 có khả năng quay video slow motion với chất lượng 720p ở tốc độ 120 fps. Ngoài ra, máy còn có chế độ tùy chỉnh video thủ công, một lựa chọn tuyệt vời dành cho những người dùng đam mê quay phim.
Google Nexus 6P. Vào thời điểm ra mắt, Google Nexus 6P là chiếc smartphone Android đầu tiên hỗ trợ khả năng quay video slow motion chất lượng 720p với tốc độ 240 fps. Thiết bị sở hữu camera sau 12,3MP với khẩu độ f/2.0. Tuy nhiên, máy không hỗ trợ chống rung quang học, một trong những yếu tố quan trọng trong việc quay video slow motion.
Motorola Moto X Pure Edition. Máy được trang bị camera sau có độ phân giải lên tới 21MP, khẩu độ f/2.0, cho chất lượng hiển thị cao hơn do có kích thước cảm biến ảnh lớn nhất trong khi sở hữu kích thước điểm ảnh nhỏ nhất trong số các mẫu smartphone kể trên, tích hợp công nghệ tự động lấy nét theo pha. Mặc dù vậy, Moto X Pure chỉ có khả năng quay video ở trên mức trung bình. Máy hỗ trợ quay video slow motion với chất lượng 720p ở tốc độ giới hạn 120 fps và không có chế độ tùy chỉnh video thủ công như LG V10.