Không chỉ tập trung vào mảng phần mềm, Microsoft còn "tung hoành" ở
mảng phần cứng bằng việc sản xuất khá nhiều thiết bị phần cứng trong
nhiều năm qua, bên cạnh những cái tên nổi tiếng như tablet Surface, máy
chơi game Xbox hay điện thoại Lumia thì vẫn có nhiều sản phẩm phần cứng
của Microsoft mà có thể bạn chưa từng nghe đến.
1. Router băng thông rộng (Microsoft Boardband Network). Microsoft
từng sản xuất và bán ra một thiết bị router băng thông rộng mang thương
hiệu của mình từ 2002 đến 2004, trong một thời gian thiết bị này là sản
phẩm router Wi-Fi bán chạy thứ 2 tại Mỹ. Router của Microsoft ngoài
việc là một bộ định tuyến còn có thêm cổng kết nối USB và khả năng phát
Wi-Fi chuẩn 802.11b. Vào tháng 5/2004, thị phần của thiết bị bắt đầu
giảm mạnh, Microsoft cũng ngừng sản xuất nó từ đây.
2. Điện thoại không dây (Microsoft Cordless Phone System). Trước
Lumia, Microsoft từng giới thiệu một chiếc điện thoại, nhưng đây là một
hệ thống điện thoại không dây chứ không phải điện thoại thông minh. Giới
thiệu năm 1998, sản phẩm gây được khá nhiều sự chú ý bởi nó được trang
bị nhiều tính năng hay ho như: chức năng máy tính đơn giản, nhận diện
giọng nói, đồng bộ với máy tính, hiển thị thông tin người gọi,… Tuy
nhiên, Microsoft đã hoãn dự án này lại. Cho đến khi giới thiệu Windows
Mobile, "gã khổng lồ" không ra mắt bất cứ một sản phẩm nào liên quan đến
mảng di động. Điều thú vị là hệ thống không tương thích với nền tảng
Windows NT và Macintosh.
3. Loa vi tính (Microsoft Digital Sound System 80). Hợp tác với
Philips, Digital Sound System 80 là hệ thống loa duy nhất mang thương
hiệu Microsoft cho đến hiện tại (không tính loa di động). Được giới
thiệu năm 1998 tại Electronic Entertainment Expo, đây là chiếc loa đầu
tiên được tích hợp sẵn card âm thanh, nhờ vậy bạn có thể dùng chúng với
những chiếc máy tính không có card âm thanh. Loa hỗ trợ jack 3.5mm và
cổng kết nối USB. Theo một số người dùng, mẫu loa này mắc phải một lỗi
khá ngớ ngẩn đó là khi một trong hai phím tăng hoặc giảm âm lượng thì
thiết bị sẽ tự tăng (hoặc giảm) âm lượng đến mức tối đa, không có cách
nào để dừng lại ngoại trừ việc bấm nút tắt tiếng (Mute).
4. Đầu đọc vân tay (Microsoft Fingerprint Reader). Ra mắt vào
tháng 9/2004, đầu đọc vân tay của Microsoft tương thích tốt với Windows
XP và Windows Vista. Thiết bị có thể lưu đến 10 dấu vân tay khác nhau,
Microsoft nhắm sản phẩm này đến đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ để đảm
bảo an ninh cho hệ thống máy tính của các nhân viên, lãnh đạo.Dù đã bị
ngừng bán, nhưng một số bản patch được phát hành sau đó cho phép thiết
bị hoạt động được với cả Windows 7 và Windows 8.1.
5. Surface Hub. Surface Hub là một màn hình khổng lồ được cài sẵn
Windows 10, bạn có thể treo nó lên tường và sử dụng như là một chiếc
máy tính Windows thông thường. Tuy vậy đối tượng sử dụng mà Microsoft
nhắm đến là các doanh nghiệp cần một màn hình lớn cho phòng họp của họ,
và các doanh nghiệp phải đặt hàng trực tiếp với Microsoft thì mới nhận
được hàng. Surface Hub được trang bị tính năng cầu truyền hình, cho phép
kết nối nhiều phòng họp lại với nhau và hiển thị trực tiếp chúng lên
màn hình. Surface Hub có 2 phiên bản: 55 inch Full HD giá 7.000 USD (hơn
156 triệu đồng) và 84 inch 4K giá 20.000 USD (hơn 446 triệu đồng).
6. Đồ chơi trẻ em. Microsoft từng hợp tác với nhà sản xuất của
những series truyền hình nổi tiếng cho trẻ em như: Teletubbies, Arthur
và Barney nhằm sản xuất đồ chơi trẻ em mang thương hiệu của mình từ năm
1997 đến 2000. Những sản phẩm này bán cực chạy trong mùa nghỉ lễ cuối
năm, chúng có thể kết nối với TV hoặc máy tính thông qua bộ TV hoặc PC
Pack được bán kèm. Nội dung của trò chơi này chỉ là hiển thị phản hồi
"yes" (có) hoặc "no" (không) từ câu hỏi của một đứa trẻ lên màn hình TV.
Chưa rõ lý do vì sao Microsoft ngừng dự án này.
7. Máy nghe nhạc Zune. Được ra mắt lần đầu năm 2006 và bị "khai
tử" vào năm 2011 do doanh số quá thê thảm, Zune là sản phẩm máy nghe
nhạc được Microsoft sản xuất nhằm cạnh tranh trực tiếp với iPod của
Apple. Phần lớn những gì làm nên Zune – đặc biệt là giao diện phần mềm –
đã trở thành một phần của hệ điều hành Windows Phone 8, Windows 8 và
Xbox ngày nay (trang zune.net hiện tại sẽ chuyển hướng người dùng đến
trang của Xbox). Sự thất bại của Zune được cho là đến từ khả năng nhận
diện thương hiệu quá kém, điều mà sau này các thiết bị Windows Phone đã
lặp lại.
8. Webcam LifeCam. LifeCam là dòng sản phẩm webcam của Microsoft,
ra mắt lần đầu vào 2006 và vẫn được duy trì đến ngày nay. Phiên bản
LifeCam mới nhất là LifeCam Studio: giá 100 USD với cảm biến Full HD,
ống kính độ phân giải 8 MP và micro tích hợp. Microsoft cho biết họ vẫn
sẽ duy trì dòng LifeCam trong tương lai, đặc biệt là các sản phẩm mới sẽ
được tích hợp cảm biến sinh trắc học phục vụ cho tính năng Windows
Hello trên Windows 10.
9. Gamepad SideWinder. Cần điều khiển SideWinder ra mắt năm 1995
là bước đi đầu tiên của Microsoft cho việc hỗ trợ chơi game trên PC. Dù
chỉ hỗ trợ Windows nhưng phần cứng của SideWinder cũng có thể sử dụng
với Mac và Linux. Microsoft ngừng bán SideWinder vào năm 2003 do doanh
số suy giảm nghiêm trọng, còn ngày nay tất cả mọi thứ liên quan đến game
của Microsoft đều được sử dụng dưới thương hiệu Xbox.
10. Vòng đeo tay Microsoft Band. Vừa đươc Microsoft nâng cấp lên
phiên bản thứ 2 trong sự kiện ra mắt Surface Pro 4 cách đây vài tuần,
Microsoft Band là vòng đeo tay thông minh có khả năng theo dõi sức khỏe
của người dùng cũng như hiển thị thông báo được gửi từ điện thoại thông
qua kết nối không dây. Microsoft Band chạy trên 1 phiên bản khác của
Windows 10, tương thích với cả Android, iOS và Windows 10 Mobile.
11. Camera 360 độ. Ra mắt năm 2007, RoundTable được phát triển
bởi Microsoft Research là một chiếc máy thu hình cao cấp, được tích hợp 5
camera xếp theo vòng tròn và 1 tấm gương phản chiếu giúp ghi lại mọi
góc độ trong phòng. Mục đích của RoundTable là sử dụng cho các cuộc họp
và hội nghị từ xa. Có giá khoảng 3.000 USD vào thời điểm ấy, RoundTable
tương thích với Office 2007. Thiết bị còn có 6 micro được đặt xung quanh
bàn họp. Năm 2009, công nghệ sản xuất RoundTable này đã được Microsoft
cấp phép cho Polycom sử dụng, RoundTable hiện vẫn còn được sản xuất và
bán như là một công cụ Skype for Business.
Không chỉ tập trung vào mảng phần mềm, Microsoft còn "tung hoành" ở
mảng phần cứng bằng việc sản xuất khá nhiều thiết bị phần cứng trong
nhiều năm qua, bên cạnh những cái tên nổi tiếng như tablet Surface, máy
chơi game Xbox hay điện thoại Lumia thì vẫn có nhiều sản phẩm phần cứng
của Microsoft mà có thể bạn chưa từng nghe đến.
1. Router băng thông rộng (Microsoft Boardband Network). Microsoft
từng sản xuất và bán ra một thiết bị router băng thông rộng mang thương
hiệu của mình từ 2002 đến 2004, trong một thời gian thiết bị này là sản
phẩm router Wi-Fi bán chạy thứ 2 tại Mỹ. Router của Microsoft ngoài
việc là một bộ định tuyến còn có thêm cổng kết nối USB và khả năng phát
Wi-Fi chuẩn 802.11b. Vào tháng 5/2004, thị phần của thiết bị bắt đầu
giảm mạnh, Microsoft cũng ngừng sản xuất nó từ đây.
2. Điện thoại không dây (Microsoft Cordless Phone System). Trước
Lumia, Microsoft từng giới thiệu một chiếc điện thoại, nhưng đây là một
hệ thống điện thoại không dây chứ không phải điện thoại thông minh. Giới
thiệu năm 1998, sản phẩm gây được khá nhiều sự chú ý bởi nó được trang
bị nhiều tính năng hay ho như: chức năng máy tính đơn giản, nhận diện
giọng nói, đồng bộ với máy tính, hiển thị thông tin người gọi,… Tuy
nhiên, Microsoft đã hoãn dự án này lại. Cho đến khi giới thiệu Windows
Mobile, "gã khổng lồ" không ra mắt bất cứ một sản phẩm nào liên quan đến
mảng di động. Điều thú vị là hệ thống không tương thích với nền tảng
Windows NT và Macintosh.
3. Loa vi tính (Microsoft Digital Sound System 80). Hợp tác với
Philips, Digital Sound System 80 là hệ thống loa duy nhất mang thương
hiệu Microsoft cho đến hiện tại (không tính loa di động). Được giới
thiệu năm 1998 tại Electronic Entertainment Expo, đây là chiếc loa đầu
tiên được tích hợp sẵn card âm thanh, nhờ vậy bạn có thể dùng chúng với
những chiếc máy tính không có card âm thanh. Loa hỗ trợ jack 3.5mm và
cổng kết nối USB. Theo một số người dùng, mẫu loa này mắc phải một lỗi
khá ngớ ngẩn đó là khi một trong hai phím tăng hoặc giảm âm lượng thì
thiết bị sẽ tự tăng (hoặc giảm) âm lượng đến mức tối đa, không có cách
nào để dừng lại ngoại trừ việc bấm nút tắt tiếng (Mute).
4. Đầu đọc vân tay (Microsoft Fingerprint Reader). Ra mắt vào
tháng 9/2004, đầu đọc vân tay của Microsoft tương thích tốt với Windows
XP và Windows Vista. Thiết bị có thể lưu đến 10 dấu vân tay khác nhau,
Microsoft nhắm sản phẩm này đến đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ để đảm
bảo an ninh cho hệ thống máy tính của các nhân viên, lãnh đạo.Dù đã bị
ngừng bán, nhưng một số bản patch được phát hành sau đó cho phép thiết
bị hoạt động được với cả Windows 7 và Windows 8.1.
5. Surface Hub. Surface Hub là một màn hình khổng lồ được cài sẵn
Windows 10, bạn có thể treo nó lên tường và sử dụng như là một chiếc
máy tính Windows thông thường. Tuy vậy đối tượng sử dụng mà Microsoft
nhắm đến là các doanh nghiệp cần một màn hình lớn cho phòng họp của họ,
và các doanh nghiệp phải đặt hàng trực tiếp với Microsoft thì mới nhận
được hàng. Surface Hub được trang bị tính năng cầu truyền hình, cho phép
kết nối nhiều phòng họp lại với nhau và hiển thị trực tiếp chúng lên
màn hình. Surface Hub có 2 phiên bản: 55 inch Full HD giá 7.000 USD (hơn
156 triệu đồng) và 84 inch 4K giá 20.000 USD (hơn 446 triệu đồng).
6. Đồ chơi trẻ em. Microsoft từng hợp tác với nhà sản xuất của
những series truyền hình nổi tiếng cho trẻ em như: Teletubbies, Arthur
và Barney nhằm sản xuất đồ chơi trẻ em mang thương hiệu của mình từ năm
1997 đến 2000. Những sản phẩm này bán cực chạy trong mùa nghỉ lễ cuối
năm, chúng có thể kết nối với TV hoặc máy tính thông qua bộ TV hoặc PC
Pack được bán kèm. Nội dung của trò chơi này chỉ là hiển thị phản hồi
"yes" (có) hoặc "no" (không) từ câu hỏi của một đứa trẻ lên màn hình TV.
Chưa rõ lý do vì sao Microsoft ngừng dự án này.
7. Máy nghe nhạc Zune. Được ra mắt lần đầu năm 2006 và bị "khai
tử" vào năm 2011 do doanh số quá thê thảm, Zune là sản phẩm máy nghe
nhạc được Microsoft sản xuất nhằm cạnh tranh trực tiếp với iPod của
Apple. Phần lớn những gì làm nên Zune – đặc biệt là giao diện phần mềm –
đã trở thành một phần của hệ điều hành Windows Phone 8, Windows 8 và
Xbox ngày nay (trang zune.net hiện tại sẽ chuyển hướng người dùng đến
trang của Xbox). Sự thất bại của Zune được cho là đến từ khả năng nhận
diện thương hiệu quá kém, điều mà sau này các thiết bị Windows Phone đã
lặp lại.
8. Webcam LifeCam. LifeCam là dòng sản phẩm webcam của Microsoft,
ra mắt lần đầu vào 2006 và vẫn được duy trì đến ngày nay. Phiên bản
LifeCam mới nhất là LifeCam Studio: giá 100 USD với cảm biến Full HD,
ống kính độ phân giải 8 MP và micro tích hợp. Microsoft cho biết họ vẫn
sẽ duy trì dòng LifeCam trong tương lai, đặc biệt là các sản phẩm mới sẽ
được tích hợp cảm biến sinh trắc học phục vụ cho tính năng Windows
Hello trên Windows 10.
9. Gamepad SideWinder. Cần điều khiển SideWinder ra mắt năm 1995
là bước đi đầu tiên của Microsoft cho việc hỗ trợ chơi game trên PC. Dù
chỉ hỗ trợ Windows nhưng phần cứng của SideWinder cũng có thể sử dụng
với Mac và Linux. Microsoft ngừng bán SideWinder vào năm 2003 do doanh
số suy giảm nghiêm trọng, còn ngày nay tất cả mọi thứ liên quan đến game
của Microsoft đều được sử dụng dưới thương hiệu Xbox.
10. Vòng đeo tay Microsoft Band. Vừa đươc Microsoft nâng cấp lên
phiên bản thứ 2 trong sự kiện ra mắt Surface Pro 4 cách đây vài tuần,
Microsoft Band là vòng đeo tay thông minh có khả năng theo dõi sức khỏe
của người dùng cũng như hiển thị thông báo được gửi từ điện thoại thông
qua kết nối không dây. Microsoft Band chạy trên 1 phiên bản khác của
Windows 10, tương thích với cả Android, iOS và Windows 10 Mobile.
11. Camera 360 độ. Ra mắt năm 2007, RoundTable được phát triển
bởi Microsoft Research là một chiếc máy thu hình cao cấp, được tích hợp 5
camera xếp theo vòng tròn và 1 tấm gương phản chiếu giúp ghi lại mọi
góc độ trong phòng. Mục đích của RoundTable là sử dụng cho các cuộc họp
và hội nghị từ xa. Có giá khoảng 3.000 USD vào thời điểm ấy, RoundTable
tương thích với Office 2007. Thiết bị còn có 6 micro được đặt xung quanh
bàn họp. Năm 2009, công nghệ sản xuất RoundTable này đã được Microsoft
cấp phép cho Polycom sử dụng, RoundTable hiện vẫn còn được sản xuất và
bán như là một công cụ Skype for Business.