1. Samsung NPH-N270 Matrix - Năm ra mắt: 2003. Trong phim The Matrix Reloaded có xuất hiện một thiết kế điện thoại di động cực kỳ hầm hố của Samsung mang tên gọi Samsung NPH-N270 Matrix. Lúc bấy giờ, chiếc điện thoại này có giá lên tới 500 USD. Với thiết kế trên, có vẻ chiếc Samsung NPH-N270 Matrix cực kỳ phù hợp với "không khí" tương lai, tuy nhiên rõ ràng đối với một người đại trà nó chẳng ổn chút nào với màn hình quá nhỏ và quá nhiều chi tiết thừa, đặc biệt là ở phần loa. 2. Virgin Mobile Lobster 700TV - Năm ra mắt: 2006. Vào năm 2006, Virgin Mobile Lobster 700TV là một trong những chiếc điện thoại nỗ lực mang đến cho người dùng nhiều tính năng thú vị hơn một chiếc điện thoại bình thường. Vì thế, nhà sản xuất đã trang bị cho nó thêm một số phần cứng có thể biến chiếc điện thoại thành một chiếc radio và một chiếc TV tí hon. Vấn đề nằm ở chỗ tất cả đã khiến ngoại hình của Virgin Mobile Lobster 700TV quá lạ lẫm và cồng kềnh so với gu của người dùng lúc đó. 3. Siemens Xelibri 6 - Năm ra mắt: 2003. Bạn thích một thiết kế điện thoại di động giống một món đồ... trang điểm? Hãy tìm đến với chiếc Xelibri 6. Sản phẩm có thiết khá lạ và điệu đà mà bạn đang thấy tập trung vào nhóm người dùng là nữ giới. Tuy nhiên, đáng tiếc là nó không đạt được nhiều thành công về mặt thương mại. 4. Vertu Signature Cobra - Năm ra mắt: 2006. Có thể bạn cũng sẽ bất ngờ khi thiết kế điện thoại di động chỉ dành cho đại gia Vertu Signature Cobra cũng bị TechRadar xếp vào nhóm những chiếc điện thoại xấu xí nhất thế giới. Với giá thành lên tới 310.000 USD vào năm 2006, người dùng sẽ có một thiết bị với ngoại hình cực kỳ sang chảnh, cấu thành từ nhiều chất liệu quý và những họa tiết "nhấn nhá" kỳ lạ. 5. Motorola V100 - Năm ra mắt: 2000. Năm 2000, chiếc Motorola V100 được Motorola ra mắt để phục vụ nhóm người dùng có sở thích nhắn tin SMS nhưng lại... ghét bàn phím T9 trên những chiếc điện thoại truyền thống. Dù vậy, phần phím bấm cao su cùng thân máy cấu thành từ nhựa xanh trong suốt có vẻ không phải là một lựa chọn tốt về mặt thiết kế. 6. Kyocera Blade - Năm ra mắt: 2003. Chiếc Kyocera Blade mà bạn đang thấy được cho là đã vay mượn khá nhiều đường nét từ những chiếc điện thoại đến từ Sony Ericsson vào thời điểm năm 2003. Dù vậy, có vẻ như nhà sản xuất này đã làm chưa tới. Với ngoại hình không thực sự ấn tượng và thân máy dày tới 23mm, rõ ràng Kyocera Blade không phải là một lựa chọn tối ưu khi người dùng tìm mua máy. 7. Samsung Upstage - Năm ra mắt: 2007. Trước khi "thời đại" Android chính thức bắt đầu và dòng Galaxy bắt đầu được ý đến, Samsung không phải là một trong nhà sản xuất điện thoại hàng đầu. Tuy nhiên vào năm 2007, dường như mọi thứ đã bắt đầu thay đổi khi Samsung giới thiệu chiếc Samsung Upstage. Theo đó, ngay tên gọi của chiếc máy này đã thể hiện nhiều hy vọng Samsung gửi gắm vào nó cho một cuộc cách mạng di động. Dù vậy, với thiết kế không đẹp và kém sang, Samsung Upstage đã không nhận được nhiều thành công. 8. Nokia 7600 - Năm ra mắt: 2003. Vào những năm 2000, Nokia vẫn là hãng sản xuất được ví là "nhà vua" trên thị trường di động. Tuy nhiên không phải chiếc điện thoại nào của hãng này cũng nhận đươc nhiều phản hồi tích cực và Nokia 7600 là một trong số đó với phần bàn phím được cho là quá khó để tương tác. 9. Motorola StarTAC Rainbow - Năm ra mắt: 1996. Đúng như tên gọi, chiếc Motorola StarTAC Rainbow có ngoại hình cực kỳ sặc sỡ và "bảy sắc cầu vồng". Nhìn chung, chiếc điện thoại mà bạn đang thấy khá giống một món... đồ chơi tuy nhiên suy cho cùng cũng không nên quá khắt khe với một chiếc điện thoại ra đời từ năm 1996. 10. Xcute DV1 - Năm ra mắt: 2005. Xcute DV1 thực tế là một chiếc điện thoại khá sáng tạo với phần điều chỉnh camera được tích hợp vào cạnh máy. Dù vậy, do chưa được tối ưu về thiết kế, thiết bị này đã bị TechRadar đánh giá là một trong những chiếc điện thoại có thiết kế tệ nhất.
1. Samsung NPH-N270 Matrix - Năm ra mắt: 2003. Trong phim The Matrix Reloaded có xuất hiện một thiết kế điện thoại di động cực kỳ hầm hố của Samsung mang tên gọi Samsung NPH-N270 Matrix. Lúc bấy giờ, chiếc điện thoại này có giá lên tới 500 USD. Với thiết kế trên, có vẻ chiếc Samsung NPH-N270 Matrix cực kỳ phù hợp với "không khí" tương lai, tuy nhiên rõ ràng đối với một người đại trà nó chẳng ổn chút nào với màn hình quá nhỏ và quá nhiều chi tiết thừa, đặc biệt là ở phần loa.
2. Virgin Mobile Lobster 700TV - Năm ra mắt: 2006. Vào năm 2006, Virgin Mobile Lobster 700TV là một trong những chiếc điện thoại nỗ lực mang đến cho người dùng nhiều tính năng thú vị hơn một chiếc điện thoại bình thường. Vì thế, nhà sản xuất đã trang bị cho nó thêm một số phần cứng có thể biến chiếc điện thoại thành một chiếc radio và một chiếc TV tí hon. Vấn đề nằm ở chỗ tất cả đã khiến ngoại hình của Virgin Mobile Lobster 700TV quá lạ lẫm và cồng kềnh so với gu của người dùng lúc đó.
3. Siemens Xelibri 6 - Năm ra mắt: 2003. Bạn thích một thiết kế điện thoại di động giống một món đồ... trang điểm? Hãy tìm đến với chiếc Xelibri 6. Sản phẩm có thiết khá lạ và điệu đà mà bạn đang thấy tập trung vào nhóm người dùng là nữ giới. Tuy nhiên, đáng tiếc là nó không đạt được nhiều thành công về mặt thương mại.
4. Vertu Signature Cobra - Năm ra mắt: 2006. Có thể bạn cũng sẽ bất ngờ khi thiết kế điện thoại di động chỉ dành cho đại gia Vertu Signature Cobra cũng bị TechRadar xếp vào nhóm những chiếc điện thoại xấu xí nhất thế giới. Với giá thành lên tới 310.000 USD vào năm 2006, người dùng sẽ có một thiết bị với ngoại hình cực kỳ sang chảnh, cấu thành từ nhiều chất liệu quý và những họa tiết "nhấn nhá" kỳ lạ.
5. Motorola V100 - Năm ra mắt: 2000. Năm 2000, chiếc Motorola V100 được Motorola ra mắt để phục vụ nhóm người dùng có sở thích nhắn tin SMS nhưng lại... ghét bàn phím T9 trên những chiếc điện thoại truyền thống. Dù vậy, phần phím bấm cao su cùng thân máy cấu thành từ nhựa xanh trong suốt có vẻ không phải là một lựa chọn tốt về mặt thiết kế.
6. Kyocera Blade - Năm ra mắt: 2003. Chiếc Kyocera Blade mà bạn đang thấy được cho là đã vay mượn khá nhiều đường nét từ những chiếc điện thoại đến từ Sony Ericsson vào thời điểm năm 2003. Dù vậy, có vẻ như nhà sản xuất này đã làm chưa tới. Với ngoại hình không thực sự ấn tượng và thân máy dày tới 23mm, rõ ràng Kyocera Blade không phải là một lựa chọn tối ưu khi người dùng tìm mua máy.
7. Samsung Upstage - Năm ra mắt: 2007. Trước khi "thời đại" Android chính thức bắt đầu và dòng Galaxy bắt đầu được ý đến, Samsung không phải là một trong nhà sản xuất điện thoại hàng đầu. Tuy nhiên vào năm 2007, dường như mọi thứ đã bắt đầu thay đổi khi Samsung giới thiệu chiếc Samsung Upstage. Theo đó, ngay tên gọi của chiếc máy này đã thể hiện nhiều hy vọng Samsung gửi gắm vào nó cho một cuộc cách mạng di động. Dù vậy, với thiết kế không đẹp và kém sang, Samsung Upstage đã không nhận được nhiều thành công.
8. Nokia 7600 - Năm ra mắt: 2003. Vào những năm 2000, Nokia vẫn là hãng sản xuất được ví là "nhà vua" trên thị trường di động. Tuy nhiên không phải chiếc điện thoại nào của hãng này cũng nhận đươc nhiều phản hồi tích cực và Nokia 7600 là một trong số đó với phần bàn phím được cho là quá khó để tương tác.
9. Motorola StarTAC Rainbow - Năm ra mắt: 1996. Đúng như tên gọi, chiếc Motorola StarTAC Rainbow có ngoại hình cực kỳ sặc sỡ và "bảy sắc cầu vồng". Nhìn chung, chiếc điện thoại mà bạn đang thấy khá giống một món... đồ chơi tuy nhiên suy cho cùng cũng không nên quá khắt khe với một chiếc điện thoại ra đời từ năm 1996.
10. Xcute DV1 - Năm ra mắt: 2005. Xcute DV1 thực tế là một chiếc điện thoại khá sáng tạo với phần điều chỉnh camera được tích hợp vào cạnh máy. Dù vậy, do chưa được tối ưu về thiết kế, thiết bị này đã bị TechRadar đánh giá là một trong những chiếc điện thoại có thiết kế tệ nhất.