Mã Pì Lèng (Hà Giang) được mệnh danh là "vua" của những cung đường hiểm trở ở Việt Nam. Nơi đây là một trong tứ đại đỉnh đèo vùng núi Tây Bắc thách thức bất kỳ phượt thủ nào bởi con đường chạy dài quanh lưng núi, hai bên có vực đá sông Nho Quế và hẻm vực sâu hùng vĩ nhất Đông Nam Á.Nổi danh không kém đèo Mã Pí Lèng, đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận) hay còn gọi là đèo Krông Pha nối thung lũng Ninh Sơn và cao nguyên Langbiang (Lâm Đồng). Đường đèo uốn lượn theo triền đồi tạo hình vòng sóng, trải dài 18,5 km. Ảnh: Golden Lotus.Đèo Ô Quy Hồ (Lai Châu-Lào Cai) giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc với chiều dài 50km. Nơi đây quanh năm sương giăng bao phủ, khung cảnh đẹp tựa tiên cảnh. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết.Đèo Thung Khê (Hòa Bình) được biết đến là một trong những cung đường đẹp nhất tỉnh Hòa Bình. Lớp đá vôi sạt xuống trắng xóa cả một vách núi, sương mây bao phủ quanh năm khiến nơi này đẹp tựa cõi tiên cảnh. Bất cứ ai di chuyển qua đèo đều muốn dừng chân lại để check-in và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên từ trên cao.Đèo Mã Phục nằm cách thành phố Cao Bằng khoảng 20 km về phía Đông. Đường đèo quanh co uốn lượn theo triền núi đá vôi, được ví như vật báu trời ban của mảnh đất Cao Bằng.Bên cạnh đèo Mã Phục, đèo Mẻ Pía sở hữu cung đường hiểm trở không kém ở Cao Bằng. 14 tầng của con đèo là 14 khúc cua gấp và dựng đứng, hai bên là núi cao trùng điệp. Do địa hình hiểm trở, du khách không nên di chuyển tới đây vào buổi tối bởi dễ xảy ra tai nạn, tầm nhìn hạn chế, khó kiểm soát tình huống liên quan tới tốc độĐèo Cù Mông là con đèo chính qua lại giữa Phú Yên và Bình Định. Cung đường dài 7 km, đỉnh cao 245 m, đường nhiều dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao. Địa hình hiểm trở nhưng nhờ vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ , mát mẻ nên nơi đây luôn là điểm đến không thể bỏ qua của rất nhiều khách du lịch gần xa.Đèo Khau Phạ (Yên Bái) là một trong tứ đại đỉnh đèo ở miền Bắc, nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải. Từ tầm nhìn trên đèo Khau Phạ, du khách hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh những thửa ruộng bậc thang mênh mông.Đèo Pha Đin (Điện Biên) sở hữu địa hình với một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu cùng vô số các khúc cua dốc. Đây là lý do khiến nơi này được mệnh danh là một trong những đường đèo nguy hiểm nhất vùng Tây Bắc.Đèo Hải Vân nằm giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, thuộc dãy Trường Sơn. Từ độ cao gần 500 m trên đỉnh, du khách có thể chiêm ngưỡng làng chài Lăng Cô và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là cung đường đèo nổi tiếng nhất đất nước Việt Nam.
Nguồn ảnh: STKhám Phá Mã Pì Lèng, “Cực Phẩm” Hà Giang - Nguồn: Youtube
Mã Pì Lèng (Hà Giang) được mệnh danh là "vua" của những cung đường hiểm trở ở Việt Nam. Nơi đây là một trong tứ đại đỉnh đèo vùng núi Tây Bắc thách thức bất kỳ phượt thủ nào bởi con đường chạy dài quanh lưng núi, hai bên có vực đá sông Nho Quế và hẻm vực sâu hùng vĩ nhất Đông Nam Á.
Nổi danh không kém đèo Mã Pí Lèng, đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận) hay còn gọi là đèo Krông Pha nối thung lũng Ninh Sơn và cao nguyên Langbiang (Lâm Đồng). Đường đèo uốn lượn theo triền đồi tạo hình vòng sóng, trải dài 18,5 km. Ảnh: Golden Lotus.
Đèo Ô Quy Hồ (Lai Châu-Lào Cai) giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc với chiều dài 50km. Nơi đây quanh năm sương giăng bao phủ, khung cảnh đẹp tựa tiên cảnh. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết.
Đèo Thung Khê (Hòa Bình) được biết đến là một trong những cung đường đẹp nhất tỉnh Hòa Bình. Lớp đá vôi sạt xuống trắng xóa cả một vách núi, sương mây bao phủ quanh năm khiến nơi này đẹp tựa cõi tiên cảnh. Bất cứ ai di chuyển qua đèo đều muốn dừng chân lại để check-in và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên từ trên cao.
Đèo Mã Phục nằm cách thành phố Cao Bằng khoảng 20 km về phía Đông. Đường đèo quanh co uốn lượn theo triền núi đá vôi, được ví như vật báu trời ban của mảnh đất Cao Bằng.
Bên cạnh đèo Mã Phục, đèo Mẻ Pía sở hữu cung đường hiểm trở không kém ở Cao Bằng. 14 tầng của con đèo là 14 khúc cua gấp và dựng đứng, hai bên là núi cao trùng điệp. Do địa hình hiểm trở, du khách không nên di chuyển tới đây vào buổi tối bởi dễ xảy ra tai nạn, tầm nhìn hạn chế, khó kiểm soát tình huống liên quan tới tốc độ
Đèo Cù Mông là con đèo chính qua lại giữa Phú Yên và Bình Định. Cung đường dài 7 km, đỉnh cao 245 m, đường nhiều dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao. Địa hình hiểm trở nhưng nhờ vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ , mát mẻ nên nơi đây luôn là điểm đến không thể bỏ qua của rất nhiều khách du lịch gần xa.
Đèo Khau Phạ (Yên Bái) là một trong tứ đại đỉnh đèo ở miền Bắc, nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải. Từ tầm nhìn trên đèo Khau Phạ, du khách hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh những thửa ruộng bậc thang mênh mông.
Đèo Pha Đin (Điện Biên) sở hữu địa hình với một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu cùng vô số các khúc cua dốc. Đây là lý do khiến nơi này được mệnh danh là một trong những đường đèo nguy hiểm nhất vùng Tây Bắc.
Đèo Hải Vân nằm giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, thuộc dãy Trường Sơn. Từ độ cao gần 500 m trên đỉnh, du khách có thể chiêm ngưỡng làng chài Lăng Cô và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là cung đường đèo nổi tiếng nhất đất nước Việt Nam.
Nguồn ảnh: ST
Khám Phá Mã Pì Lèng, “Cực Phẩm” Hà Giang - Nguồn: Youtube