Khu rừng săng lẻ nguyên sinh ở xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An), mỗi khi du khách đi qua đây đều dừng chân để tận hưởng không khí trong lành.
Lên bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện thú vị về rừng săng lẻ, trong đó có câu chuyện về cụ Vi Chính Nghĩa, nguyên Bí thư Huyện ủy Tương Dương (Nghệ An), Phó Ban Dân tộc của tỉnh Nghệ An, người dành mấy chục năm về hưu nghỉ dưỡng để chăm sóc bảo vệ cánh rừng nguyên sinh này. Người dân bản nơi đây vẫn thường gọi ông với cái tên thân thương là “thần hộ vệ rừng săng lẻ” nguyên sinh này.
Theo người dân địa phương, khu rừng săng lẻ nguyên sinh ở bản Quang Thịnh có từ rất lâu, khi người dân chuyển đến đây sinh sống đã có khu rừng này. Đến năm 1964, Lâm trường Tương Dương xin Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cho khai thác rừng săng lẻ. Cụ Vi Chính Nghĩa lúc đó là Bí thư Huyện ủy Tương Dương, thấy khu rừng săng lẻ đẹp, có giá trị nên xin giữ lại 100ha rừng ở xã Tam Đình. Năm 1992, sau khi về hưu, để khu rừng tránh bị người dân, lâm tặc chặt phá, cụ Nghĩa đã xin một mảnh đất, dựng cái lán nhỏ trong rừng săng lẻ để hàng ngày tiện việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Từ đó, hàng ngày người dân bản nơi đây thương xuyên bắt gặp hình ảnh một ông lão khỏe mạnh hàng ngày đi bộ kiểm tra, bảo vệ khu rừng.Rừng săng lẻ nguyên sinh có một không hai ở miền Tây xứ Nghệ.
Thấy cụ Nghĩa là cán bộ tình nguyện đứng ra chăm sóc bảo vệ cánh rừng săng lẻ nên người dân bản ai cũng noi theo. Ông Vi Trường Vĩnh, trú bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, huyện Tương Dương, chia sẻ: “Sau khi cụ Nghĩa mất, dân bản nơi đây ai cũng tiếc thương ông. Để noi gương ông, tôi đã vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng, nhưng để có cánh rừng săng lẻ đẹp như hôm nay thì người có công lớn nhất là ông Vi Chính Nghĩa, nếu không có ông ấy mấy chục năm canh rừng thì chắc người ta chặt phá hết lâu rồi...”.
Năm 2008, khi sức khỏe yếu, đôi chân của người gác rừng già đã mỏi, cụ Vi Chính Nghĩa đã bàn giao công việc bảo vệ rừng săng lẻ cho anh Vi Văn Tuấn, một người con của bản Quang Thịnh, một người dân bản cũng nặng lòng với cánh rừng xăng lẻ.
Đến năm 2015, cụ Nghĩa mất (87 tuổi), di sản cụ để lại là khu rừng săng lẻ vẫn được bà con dân bản chăm sóc, bảo vệ.
Người dân thành lập tổ giữ rừng
Từ năm 2014, rừng săng lẻ Tam Đình, huyện Tương Dương được chuyển đổi quy hoạch từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng, khu rừng được giao Hạt Kiểm lâm huyện quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế việc bảo vệ khu rừng này vẫn chủ yếu do bà con dân bản Quang Thịnh đảm nhận.
Cụ thể từ năm 2015 tới nay, bản thành lập một tổ bảo vệ rừng gồm 11 người, hàng ngày cắt cử người thay phiên nhau đi tuần tra, bảo vệ khu rừng.
Ông Vi Trường Vĩnh (SN 1953), tổ trưởng tổ bảo vệ rừng săng lẻ ở bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, cho biết: “Tổ bảo vệ rừng có 11 người, tất cả đều là con em dân bản. Mỗi ngày chúng tôi cử 2 người thay phiên nhau vào rừng đi kiểm tra, do diện tích rộng nên phải đi cả buổi mới hết. Tôi tham gia bảo vệ khu rừng săng lẻ ở đây từ năm 2012, mình đi làm chủ yếu là vì muốn giữ rừng thôi chứ tiền công ít lắm”.
Đối với bà con bản Quang Thịnh, khu rừng săng lẻ là tài sản chung mà mọi người hàng ngày đều phải có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ. Người dân ở đây đã đồng tâm tự lập ra hương ước cùng nhau bảo vệ rừng săng lẻ. Ông Vi Võ Tuấn - Trưởng bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, chia sẻ: “Từ nhiều năm nay, người dân bản chúng tôi thống nhất với nhau lập ra hương ước bảo vệ khu rừng, hương ước quy định cụ thể người dân bản được làm, không được làm khi vào rừng săng lẻ. Nếu ai vi phạm, nhẹ thì sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo trước toàn dân bản, nếu vi phạm nặng sẽ báo cấp trên xử lý ngay. Người dân ở đây ai cũng ủng hộ những quy định trong hương ước”.Khi mặt trời lặn xuống phía chân núi, khu rừng săng lẻ nguyên sinh trở nên hùng vĩ hơn bao giờ hết.
Ông Nguyễn Hữu Hiến - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: “Khu rừng săng lẻ nguyên sinh tại xã Tam Đình là khu rừng đặc dụng đặc biệt quý hiếm, có thể nói đây là khu rừng săng lẻ duy nhất ở Việt Nam còn giữ được nguyên vẹn. Để giữ được khu rừng nguyên sinh ngay trên QL7 có công rất lớn của người dân bản Quang Thịnh, những người dân có truyền thống bảo vệ rừng”.
Khu rừng săng lẻ nguyên sinh ở xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An), mỗi khi du khách đi qua đây đều dừng chân để tận hưởng không khí trong lành.
Lên bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện thú vị về rừng săng lẻ, trong đó có câu chuyện về cụ Vi Chính Nghĩa, nguyên Bí thư Huyện ủy Tương Dương (Nghệ An), Phó Ban Dân tộc của tỉnh Nghệ An, người dành mấy chục năm về hưu nghỉ dưỡng để chăm sóc bảo vệ cánh rừng nguyên sinh này. Người dân bản nơi đây vẫn thường gọi ông với cái tên thân thương là “thần hộ vệ rừng săng lẻ” nguyên sinh này.
Theo người dân địa phương, khu rừng săng lẻ nguyên sinh ở bản Quang Thịnh có từ rất lâu, khi người dân chuyển đến đây sinh sống đã có khu rừng này. Đến năm 1964, Lâm trường Tương Dương xin Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cho khai thác rừng săng lẻ. Cụ Vi Chính Nghĩa lúc đó là Bí thư Huyện ủy Tương Dương, thấy khu rừng săng lẻ đẹp, có giá trị nên xin giữ lại 100ha rừng ở xã Tam Đình. Năm 1992, sau khi về hưu, để khu rừng tránh bị người dân, lâm tặc chặt phá, cụ Nghĩa đã xin một mảnh đất, dựng cái lán nhỏ trong rừng săng lẻ để hàng ngày tiện việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Từ đó, hàng ngày người dân bản nơi đây thương xuyên bắt gặp hình ảnh một ông lão khỏe mạnh hàng ngày đi bộ kiểm tra, bảo vệ khu rừng.
Rừng săng lẻ nguyên sinh có một không hai ở miền Tây xứ Nghệ.
Thấy cụ Nghĩa là cán bộ tình nguyện đứng ra chăm sóc bảo vệ cánh rừng săng lẻ nên người dân bản ai cũng noi theo. Ông Vi Trường Vĩnh, trú bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, huyện Tương Dương, chia sẻ: “Sau khi cụ Nghĩa mất, dân bản nơi đây ai cũng tiếc thương ông. Để noi gương ông, tôi đã vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng, nhưng để có cánh rừng săng lẻ đẹp như hôm nay thì người có công lớn nhất là ông Vi Chính Nghĩa, nếu không có ông ấy mấy chục năm canh rừng thì chắc người ta chặt phá hết lâu rồi...”.
Năm 2008, khi sức khỏe yếu, đôi chân của người gác rừng già đã mỏi, cụ Vi Chính Nghĩa đã bàn giao công việc bảo vệ rừng săng lẻ cho anh Vi Văn Tuấn, một người con của bản Quang Thịnh, một người dân bản cũng nặng lòng với cánh rừng xăng lẻ.
Đến năm 2015, cụ Nghĩa mất (87 tuổi), di sản cụ để lại là khu rừng săng lẻ vẫn được bà con dân bản chăm sóc, bảo vệ.
Người dân thành lập tổ giữ rừng
Từ năm 2014, rừng săng lẻ Tam Đình, huyện Tương Dương được chuyển đổi quy hoạch từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng, khu rừng được giao Hạt Kiểm lâm huyện quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế việc bảo vệ khu rừng này vẫn chủ yếu do bà con dân bản Quang Thịnh đảm nhận.
Cụ thể từ năm 2015 tới nay, bản thành lập một tổ bảo vệ rừng gồm 11 người, hàng ngày cắt cử người thay phiên nhau đi tuần tra, bảo vệ khu rừng.
Ông Vi Trường Vĩnh (SN 1953), tổ trưởng tổ bảo vệ rừng săng lẻ ở bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, cho biết: “Tổ bảo vệ rừng có 11 người, tất cả đều là con em dân bản. Mỗi ngày chúng tôi cử 2 người thay phiên nhau vào rừng đi kiểm tra, do diện tích rộng nên phải đi cả buổi mới hết. Tôi tham gia bảo vệ khu rừng săng lẻ ở đây từ năm 2012, mình đi làm chủ yếu là vì muốn giữ rừng thôi chứ tiền công ít lắm”.
Đối với bà con bản Quang Thịnh, khu rừng săng lẻ là tài sản chung mà mọi người hàng ngày đều phải có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ. Người dân ở đây đã đồng tâm tự lập ra hương ước cùng nhau bảo vệ rừng săng lẻ. Ông Vi Võ Tuấn - Trưởng bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, chia sẻ: “Từ nhiều năm nay, người dân bản chúng tôi thống nhất với nhau lập ra hương ước bảo vệ khu rừng, hương ước quy định cụ thể người dân bản được làm, không được làm khi vào rừng săng lẻ. Nếu ai vi phạm, nhẹ thì sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo trước toàn dân bản, nếu vi phạm nặng sẽ báo cấp trên xử lý ngay. Người dân ở đây ai cũng ủng hộ những quy định trong hương ước”.
Khi mặt trời lặn xuống phía chân núi, khu rừng săng lẻ nguyên sinh trở nên hùng vĩ hơn bao giờ hết.
Ông Nguyễn Hữu Hiến - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: “Khu rừng săng lẻ nguyên sinh tại xã Tam Đình là khu rừng đặc dụng đặc biệt quý hiếm, có thể nói đây là khu rừng săng lẻ duy nhất ở Việt Nam còn giữ được nguyên vẹn. Để giữ được khu rừng nguyên sinh ngay trên QL7 có công rất lớn của người dân bản Quang Thịnh, những người dân có truyền thống bảo vệ rừng”.