Sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.Ngay từ sáng sớm, đông đảo người dân, du khách từ những em nhỏ, đến những cựu chiến binh đã có mặt tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, háo hức được vào tham quan, chiêm ngưỡng những kỷ vật lịch sử.Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2.Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý.4 bảo vật quốc gia gồm máy bay tiêm kích MiG-21 mang số hiệu 4324, MiG-21 mang số hiệu 5121, xe tăng T-54B mang số hiệu 843 và Bản đồ Quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.Có những người cao tuổi đã có mặt từ rất sớm tại bảo tàng để được ngắm nhìn lại những hình ảnh, thước phim, cùng những hiện vật của một thời lịch sử hào hùng.Không gian trưng bày bên trong chia thành 6 chủ đề theo các mốc lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Bảo vệ nền độc lập từ năm 939 đến năm 1858; Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc năm 1858 đến năm 1945; Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1945 - 1954; Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975; Xây dựng và bảo vệ đất nước từ 1976 đến ngày nay.Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện có thêm nhiều cách trưng bày mới, như công nghệ sa bàn 3D mapping, màn hình tra cứu, nhiều tư liệu hình ảnh thuyết minh tự động, mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hơn 60 video giới thiệu các chiến dịch, trận đánh, nhân vật lịch sử...Dù được mở cửa vào ngày đi làm, không phải cuối tuần nhưng nhiều trường học đã tổ chức cho học sinh đến tham quan.Kiến trúc Bảo tàng không chỉ là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về lịch sử, quân sự.Khu vực tương tác với sa bàn 3D kết hợp thuyết minh bằng phim, âm thanh và ánh sáng về chiến dịch Điện Biên Phủ. Rất nhiều người đã dừng lại tại đây nghe câu chuyện về những anh hùng, các chiến công lừng lẫy của cha ông.Có nhiều em học sinh lần đầu tiên được đến với không gian lịch sử hào hùng đến vậy. Đây cũng là cơ hội để thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu rõ về lịch sử và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.Tự hào xen lẫn cảm xúc bồi hồi, xúc động là tâm trạng chung của nhiều người, đặc biệt với những cựu chiến binh tới tham quan trong ngày đầu bảo tàng mở cửa đón khách.Hiện nay Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, đang mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí vé tham quan đến hết tháng 12.Thời gian mở cửa Bảo tàng là các ngày trong tuần, trừ thứ 2 và thứ 6, sáng từ 8h đến 11h30p, chiều từ 13h đến 16h30p. Từ ngày 3-5/11/2024, Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức ghi hình phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngay từ sáng sớm, đông đảo người dân, du khách từ những em nhỏ, đến những cựu chiến binh đã có mặt tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, háo hức được vào tham quan, chiêm ngưỡng những kỷ vật lịch sử.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2.
Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý.
4 bảo vật quốc gia gồm máy bay tiêm kích MiG-21 mang số hiệu 4324, MiG-21 mang số hiệu 5121, xe tăng T-54B mang số hiệu 843 và Bản đồ Quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Có những người cao tuổi đã có mặt từ rất sớm tại bảo tàng để được ngắm nhìn lại những hình ảnh, thước phim, cùng những hiện vật của một thời lịch sử hào hùng.
Không gian trưng bày bên trong chia thành 6 chủ đề theo các mốc lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Bảo vệ nền độc lập từ năm 939 đến năm 1858; Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc năm 1858 đến năm 1945; Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1945 - 1954; Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975; Xây dựng và bảo vệ đất nước từ 1976 đến ngày nay.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện có thêm nhiều cách trưng bày mới, như công nghệ sa bàn 3D mapping, màn hình tra cứu, nhiều tư liệu hình ảnh thuyết minh tự động, mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hơn 60 video giới thiệu các chiến dịch, trận đánh, nhân vật lịch sử...
Dù được mở cửa vào ngày đi làm, không phải cuối tuần nhưng nhiều trường học đã tổ chức cho học sinh đến tham quan.
Kiến trúc Bảo tàng không chỉ là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về lịch sử, quân sự.
Khu vực tương tác với sa bàn 3D kết hợp thuyết minh bằng phim, âm thanh và ánh sáng về chiến dịch Điện Biên Phủ. Rất nhiều người đã dừng lại tại đây nghe câu chuyện về những anh hùng, các chiến công lừng lẫy của cha ông.
Có nhiều em học sinh lần đầu tiên được đến với không gian lịch sử hào hùng đến vậy. Đây cũng là cơ hội để thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu rõ về lịch sử và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.
Tự hào xen lẫn cảm xúc bồi hồi, xúc động là tâm trạng chung của nhiều người, đặc biệt với những cựu chiến binh tới tham quan trong ngày đầu bảo tàng mở cửa đón khách.
Hiện nay Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, đang mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí vé tham quan đến hết tháng 12.
Thời gian mở cửa Bảo tàng là các ngày trong tuần, trừ thứ 2 và thứ 6, sáng từ 8h đến 11h30p, chiều từ 13h đến 16h30p. Từ ngày 3-5/11/2024, Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức ghi hình phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành
lập Quân đội nhân dân Việt Nam.