Vốn theo chủ nghĩa “xê dịch”, Nguyễn Tuấn Khanh (sinh năm 1998, Vũng Tàu) đã có cuộc hành trình đi qua 40 tỉnh thành, mặc áo dài mỗi khi đến một địa điểm mới, tạo nên bộ ảnh “Tự hào áo dài Việt” vô cùng ấn tượng.Đi qua mỗi tỉnh thành, Tuấn Khanh đều để lại những bức ảnh check-in với áo dài truyền thống Việt.Chia sẻ về bộ ảnh của mình, Tuấn Khanh chia sẻ trên Vietnamplus: "Tôi đã dự định xuất phát từ năm 2020, nghĩa là ngay sau khi tốt nghiệp nhưng vì dịch nên tháng Sáu năm nay tôi mới có thể khởi hành".Chuyến đi của Tuấn Khanh bắt đầu từ TP HCM đến Tây Nguyên- Miền Trung - Hà Nội - Tây Bắc - Đông Bắc - Miền Trung - Cung đường biển - Vũng Tàu.Một nửa chặng đường Tuấn Khanh có bạn bè cùng đồng hành, nửa còn lại là chuyến đi độc hành tự khám phá.Giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Tuấn Khanh tự hào khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống.Chia sẻ về điều này, Tuấn Khanh bộc bạch: “Tôi nghĩ tại sao không mặc áo dài truyền thống ở tất cả những nơi mà mình đến. Như vậy sẽ vừa có thể giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên, vừa có thể quảng bá, tôn vinh văn hóa dân tộc.”Tuấn Khanh đã chọn 3 chiếc áo dài để mang theo trong thành trình 8000km của mình.Trong đó có một áo dài truyền thống màu đen, một áo tấc xám khói và một chiếc áo dài cách tân.Thông qua hành trình của mình, Tuấn Khanh có thêm nhiều kiến thức bổ trợ cho nghề hướng dẫn viên du lịch.Điều quan trọng hơn cả là anh đã truyền cảm hứng đến thế hệ trẻ rằng: “Áo dài là trang phục truyền thống mà người trẻ cần giữ gìn và phát triển. Không chỉ mặc trong những ngày Tết, chúng ta có thể mặc trong những sự kiện, cuộc phiêu lưu. Điều kiện cần là bạn có tình yêu với trang phục này và sử dụng hợp lý".Hình ảnh chàng phượt thủ Tuấn Khanh trên con sông Nho Quế.
Vốn theo chủ nghĩa “xê dịch”, Nguyễn Tuấn Khanh (sinh năm 1998, Vũng Tàu) đã có cuộc hành trình đi qua 40 tỉnh thành, mặc áo dài mỗi khi đến một địa điểm mới, tạo nên bộ ảnh “Tự hào áo dài Việt” vô cùng ấn tượng.
Đi qua mỗi tỉnh thành, Tuấn Khanh đều để lại những bức ảnh check-in với áo dài truyền thống Việt.
Chia sẻ về bộ ảnh của mình, Tuấn Khanh chia sẻ trên Vietnamplus: "Tôi đã dự định xuất phát từ năm 2020, nghĩa là ngay sau khi tốt nghiệp nhưng vì dịch nên tháng Sáu năm nay tôi mới có thể khởi hành".
Chuyến đi của Tuấn Khanh bắt đầu từ TP HCM đến Tây Nguyên- Miền Trung - Hà Nội - Tây Bắc - Đông Bắc - Miền Trung - Cung đường biển - Vũng Tàu.
Một nửa chặng đường Tuấn Khanh có bạn bè cùng đồng hành, nửa còn lại là chuyến đi độc hành tự khám phá.
Giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Tuấn Khanh tự hào khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống.
Chia sẻ về điều này, Tuấn Khanh bộc bạch: “Tôi nghĩ tại sao không mặc áo dài truyền thống ở tất cả những nơi mà mình đến. Như vậy sẽ vừa có thể giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên, vừa có thể quảng bá, tôn vinh văn hóa dân tộc.”
Tuấn Khanh đã chọn 3 chiếc áo dài để mang theo trong thành trình 8000km của mình.
Trong đó có một áo dài truyền thống màu đen, một áo tấc xám khói và một chiếc áo dài cách tân.
Thông qua hành trình của mình, Tuấn Khanh có thêm nhiều kiến thức bổ trợ cho nghề hướng dẫn viên du lịch.
Điều quan trọng hơn cả là anh đã truyền cảm hứng đến thế hệ trẻ rằng: “Áo dài là trang phục truyền thống mà người trẻ cần giữ gìn và phát triển. Không chỉ mặc trong những ngày Tết, chúng ta có thể mặc trong những sự kiện, cuộc phiêu lưu. Điều kiện cần là bạn có tình yêu với trang phục này và sử dụng hợp lý".
Hình ảnh chàng phượt thủ Tuấn Khanh trên con sông Nho Quế.