Nghề làm giấy bản có từ lâu đời. Giấy bản vừa có mùi thơm đặc trưng của núi rừng, lại rất dai, mỏng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh của đồng bào dân tộc trong vùng.Công dụng của sản phẩm giấy bản từ xưa dùng để ghi chép, trang trí nhà, đậy thức ăn, làm tiền vàng mã. Cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn dùng vào việc làm vàng mã và bọc thức ăn, lau chùi đồ dùng rất tốt.Nguyên liệu chính để làm giấy bản là cây giấy dó (tiếng Nùng gọi là cây mạy sla). Việc làm giấy bản không gây ô nhiễm môi trường, bởi sau khi chặt cây mạy sla, tước lấy vỏ, tận thu thân cây làm chất đốt, lá cây dùng để chăn nuôi trâu, bò.Để làm được sản phẩm giấy bản cần trải qua nhiều công đoạn thủ công hoàn toàn rất cầu kì. Vỏ cây sau khi lấy về sẽ phải tước vỏ đen một lần nữa, đây cũng là công đoạn mất nhiều công và thời gian nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, bởi tước được phần vỏ đen càng sạch thì giấy làm ra sẽ càng trắng.Phần vỏ tước xong được đem ngâm vôi trong khoảng thời gian 2-3 ngày cho nhừ, rồi lại đem đi luộc khoảng 3 tiếng, sau đó đem ngâm vào nước lã trong 2 ngày. Sau đó, phần vỏ sẽ được đập thật nát xuống bể múc. Khi khuấy đều, sẽ có một loại nước màu vàng nhạt, đặc sánh.Cuối cùng, đem khuôn xuống lắc đều và nhấc lên dứt khoát để nước trải đều trên khuôn, sẽ có một sản phẩm giấy ở dạng ướt, rồi đem ép vắt nước để sản phẩm giấy được đều. Giấy ép xong được rải lên 2 mặt lò đun lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng giấy sẽ khô.Hai tổ chức phi chính phủ CRED, VRT vừa tổ chức tour du lịch cộng đồng (DLCĐ) “Đạp xe dọc vành đai biên giới Cao Bằng”. Sự kiện này là cơ hội để các hộ gia đình làm DLCĐ thực hành đón tiếp khách du lịch.Trong tour đạp xe 4 ngày các cua-đơ đã đạp xe xuyên qua nhiều cung đường đẹp của người Nùng, Tày ở 2 huyện Quảng Uyên và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.Trong quá trình trải nghiệm nghề thủ công truyền thống, du khách đã mua các sản phẩm thủ công trong đó có nghề làm giầy bản. Những hoạt động này đã góp phần thay đổi nhận thức của bà con về tác động của du lịch cộng đồng đối với người dân. Qua đó khuyến khích họ tham tích cực hơn trong việc bảo vệ tài nguyên và phát triển du lịch tại cộng đồng.Trải qua tour du lịch bằng xe đạp, các thành viên tham gia đều để lại nhận xét, Cao Bằng là một vùng đất thật đẹp, với núi đồi bao bọc các bản làng, không khí yên bình, sạch sẽ. Các làng nghề truyền thống ở rất gần nhau, nên khách du lịch không phải di chuyển nhiều vẫn có thể mua được các sản vật địa phương…
Nghề làm giấy bản có từ lâu đời. Giấy bản vừa có mùi thơm đặc trưng của núi rừng, lại rất dai, mỏng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh của đồng bào dân tộc trong vùng.
Công dụng của sản phẩm giấy bản từ xưa dùng để ghi chép, trang trí nhà, đậy thức ăn, làm tiền vàng mã. Cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn dùng vào việc làm vàng mã và bọc thức ăn, lau chùi đồ dùng rất tốt.
Nguyên liệu chính để làm giấy bản là cây giấy dó (tiếng Nùng gọi là cây mạy sla). Việc làm giấy bản không gây ô nhiễm môi trường, bởi sau khi chặt cây mạy sla, tước lấy vỏ, tận thu thân cây làm chất đốt, lá cây dùng để chăn nuôi trâu, bò.
Để làm được sản phẩm giấy bản cần trải qua nhiều công đoạn thủ công hoàn toàn rất cầu kì. Vỏ cây sau khi lấy về sẽ phải tước vỏ đen một lần nữa, đây cũng là công đoạn mất nhiều công và thời gian nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, bởi tước được phần vỏ đen càng sạch thì giấy làm ra sẽ càng trắng.
Phần vỏ tước xong được đem ngâm vôi trong khoảng thời gian 2-3 ngày cho nhừ, rồi lại đem đi luộc khoảng 3 tiếng, sau đó đem ngâm vào nước lã trong 2 ngày. Sau đó, phần vỏ sẽ được đập thật nát xuống bể múc. Khi khuấy đều, sẽ có một loại nước màu vàng nhạt, đặc sánh.
Cuối cùng, đem khuôn xuống lắc đều và nhấc lên dứt khoát để nước trải đều trên khuôn, sẽ có một sản phẩm giấy ở dạng ướt, rồi đem ép vắt nước để sản phẩm giấy được đều. Giấy ép xong được rải lên 2 mặt lò đun lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng giấy sẽ khô.
Hai tổ chức phi chính phủ CRED, VRT vừa tổ chức tour du lịch cộng đồng (DLCĐ) “Đạp xe dọc vành đai biên giới Cao Bằng”. Sự kiện này là cơ hội để các hộ gia đình làm DLCĐ thực hành đón tiếp khách du lịch.
Trong tour đạp xe 4 ngày các cua-đơ đã đạp xe xuyên qua nhiều cung đường đẹp của người Nùng, Tày ở 2 huyện Quảng Uyên và Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Trong quá trình trải nghiệm nghề thủ công truyền thống, du khách đã mua các sản phẩm thủ công trong đó có nghề làm giầy bản. Những hoạt động này đã góp phần thay đổi nhận thức của bà con về tác động của du lịch cộng đồng đối với người dân. Qua đó khuyến khích họ tham tích cực hơn trong việc bảo vệ tài nguyên và phát triển du lịch tại cộng đồng.
Trải qua tour du lịch bằng xe đạp, các thành viên tham gia đều để lại nhận xét, Cao Bằng là một vùng đất thật đẹp, với núi đồi bao bọc các bản làng, không khí yên bình, sạch sẽ. Các làng nghề truyền thống ở rất gần nhau, nên khách du lịch không phải di chuyển nhiều vẫn có thể mua được các sản vật địa phương…