Cách nhà chỉ mấy bước chân, Chú Trần Viết Long (SN 1964) và cô Nguyễn Thị Hiệp (SN 1968) từng khá thân thiết với nhau ngày bé. Thế nhưng đến khi lớn lên, nhận biết được sự khác biệt giới tính, cả 2 ngại ngùng ít giao tiếp hơn. 20 tuổi, chú Long đi bộ đội 4 năm. Còn cô Hiệp nghỉ học sớm, làm ruộng, buôn bán phụ giúp bố mẹ nuôi các em.Sau khi chú Long xuất ngũ trở về nhà, cô Hiệp vẫn chưa kết hôn dù được rất nhiều người ngỏ ý. Được sự mai mối và vun vén của 2 bên gia đình, cả 2 bắt đầu tìm hiểu nhau, tuy nhiên cô Long vẫn đồng ý.22 tuổi hồi đấy cũng được xem là "quá lứa", nên dù không muốn, cô Hiệp vẫn đành phải nghe theo gia đình theo chú Long về làm dâu.Những ngày đầu tiên làm dâu, cô Hiệp còn vô cùng sợ hãi, thậm chí có lúc, cô còn bỏ ra chuồng bò để ngủ. Chỉ đến khi mang thai đứa con đầu lòng, được chồng hết lòng quan tâm chăm sóc, cô Long mới mở lòng dần và đón nhận tình yêu.Sau hơn 30 năm chung sống, dù trong thời điểm khó khăn nhất, vợ chồng chú Long vẫn giữ được hạnh phúc gia đình. Hiện tại cả 2 đã có kinh tế khấm khá, giờ đã có được cơ ngơi khang trang, cuộc sống viên mãn.35 năm hôn nhân, cả 2 luôn dành cho nhau sự tôn trọng, quan tâm. Nếu như cô Hiệp luôn tự tìm điểm tốt của chồng để động viên, an ủi bản thân, chú Long lại nhất mực nhường nhịn, tôn trọng vợ.Cả hai tự tìm cách chấp nhận những điều chưa tốt của nhau và dung hòa mọi sự khác biệt về tính cách để có hôn nhân hạnh phúc. Với cô Hiệp, chú Long là người chồng, người cha mẫu mực và không cần phải thay đổi bất cứ điều gì.Trong khi đó, cô Hiệp là người vợ đảm đang, hết lòng vì chồng con, gia đình. (Nguồn: Tình Trăm Năm)
Cách nhà chỉ mấy bước chân, Chú Trần Viết Long (SN 1964) và cô Nguyễn Thị Hiệp (SN 1968) từng khá thân thiết với nhau ngày bé. Thế nhưng đến khi lớn lên, nhận biết được sự khác biệt giới tính, cả 2 ngại ngùng ít giao tiếp hơn. 20 tuổi, chú Long đi bộ đội 4 năm. Còn cô Hiệp nghỉ học sớm, làm ruộng, buôn bán phụ giúp bố mẹ nuôi các em.
Sau khi chú Long xuất ngũ trở về nhà, cô Hiệp vẫn chưa kết hôn dù được rất nhiều người ngỏ ý. Được sự mai mối và vun vén của 2 bên gia đình, cả 2 bắt đầu tìm hiểu nhau, tuy nhiên cô Long vẫn đồng ý.
22 tuổi hồi đấy cũng được xem là "quá lứa", nên dù không muốn, cô Hiệp vẫn đành phải nghe theo gia đình theo chú Long về làm dâu.
Những ngày đầu tiên làm dâu, cô Hiệp còn vô cùng sợ hãi, thậm chí có lúc, cô còn bỏ ra chuồng bò để ngủ. Chỉ đến khi mang thai đứa con đầu lòng, được chồng hết lòng quan tâm chăm sóc, cô Long mới mở lòng dần và đón nhận tình yêu.
Sau hơn 30 năm chung sống, dù trong thời điểm khó khăn nhất, vợ chồng chú Long vẫn giữ được hạnh phúc gia đình. Hiện tại cả 2 đã có kinh tế khấm khá, giờ đã có được cơ ngơi khang trang, cuộc sống viên mãn.
35 năm hôn nhân, cả 2 luôn dành cho nhau sự tôn trọng, quan tâm. Nếu như cô Hiệp luôn tự tìm điểm tốt của chồng để động viên, an ủi bản thân, chú Long lại nhất mực nhường nhịn, tôn trọng vợ.
Cả hai tự tìm cách chấp nhận những điều chưa tốt của nhau và dung hòa mọi sự khác biệt về tính cách để có hôn nhân hạnh phúc. Với cô Hiệp, chú Long là người chồng, người cha mẫu mực và không cần phải thay đổi bất cứ điều gì.
Trong khi đó, cô Hiệp là người vợ đảm đang, hết lòng vì chồng con, gia đình. (Nguồn: Tình Trăm Năm)