Bộ tranh về cuộc sống với khoảnh khắc con ra đời là niềm hạnh phúc nhất đối với mẹ. Ôm ấp "cục bột" nhỏ nhắn trong vòng tay, mẹ âu yếm mãi không rời. Đúng là khi làm mẹ người ta mới hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng đến nhường nào.Mẹ luôn là chỗ dựa cho con từ lúc còn bé xíu. Ngoài mẹ ra, mọi người đều là "ông ba bị", nhất là bác sĩ.Lớn hơn một chút nữa, con đã không còn nằm trọn trong vòng tay để mặc mẹ xoa nắn nữa rồi. Địu con sau lưng cũng là trải nghiệm thú vị mà, mẹ đi đâu thì con sẽ theo đó. Những lúc này, con chính là cái đuôi của mẹ.Làm mẹ cứ như làm siêu nhân, việc gì cũng đến tay và việc gì mẹ cũng giải quyết được. Từ việc công ty, việc nhà cho đến chăm chồng con, giờ lại còn... làm thợ cắt tóc bất đắc dĩ nữa chứ. Lạ một cái, con nít ra tiệm cắt tóc cứ như gặp "ông kẹ", không chịu ngồi yên. Thôi cứ về nhà tự cắt cho yên chuyện.Làm mẹ rồi, muốn ngủ một giấc yên ổn tới sáng cũng là thử thách đấy. Hãy quen với việc trong đêm tối bỗng dưng thức giấc một cách đau điếng vì... bị con đạp. Nhưng mà điều đó có gì lớn lao đâu, việc xuất hiện một thành viên mới khiến gia đình nhỏ hạnh phúc hơn bao giờ hết.Ai làm mẹ mới hiểu cảm giác túc trực bên cạnh khi con bị bệnh, nhất là lúc bọn trẻ bị hành sốt khi mọc răng. Nằm vật ra giường, một đêm ngủ vài tiếng đồng hồ, có khi thức trắng trở thành chuyện bình thường. Là vì mẹ thương con!Có con rồi, gần như mẹ chẳng có thời gian để giải trí. Ra ngoài chơi ư, quá xa xỉ! Xem một bộ phim ở nhà ư, giá mà con chịu ngồi yên để mẹ thư giãn!Khi có con cũng là lúc người mẹ tập thói quen từ bỏ smartphone. Mẹ sẽ cùng con vui chơi để có những ngày tháng tuổi thơ đúng nghĩa.Có con rồi, cơ thể cũng không còn được thon gọn như xưa. Nếu muốn giữ sức khoẻ và vóc dáng, chỉ còn cách tranh thủ lúc con không quấy khóc tập tành chút thôi.Mệt mỏi vì chăm con là thế, nhưng đến khi con biết phụ mẹ gấp từng cái áo, dọn từng món đồ chơi thì cũng là lúc mẹ nhận ra con rồi sẽ lớn. Những ngày gần gũi, nghe tiếng con ríu rít bên tai suốt ngày sẽ không còn nữa. Con còn phải đi học, phải tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài.
Bộ tranh về cuộc sống với khoảnh khắc con ra đời là niềm hạnh phúc nhất đối với mẹ. Ôm ấp "cục bột" nhỏ nhắn trong vòng tay, mẹ âu yếm mãi không rời. Đúng là khi làm mẹ người ta mới hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng đến nhường nào.
Mẹ luôn là chỗ dựa cho con từ lúc còn bé xíu. Ngoài mẹ ra, mọi người đều là "ông ba bị", nhất là bác sĩ.
Lớn hơn một chút nữa, con đã không còn nằm trọn trong vòng tay để mặc mẹ xoa nắn nữa rồi. Địu con sau lưng cũng là trải nghiệm thú vị mà, mẹ đi đâu thì con sẽ theo đó. Những lúc này, con chính là cái đuôi của mẹ.
Làm mẹ cứ như làm siêu nhân, việc gì cũng đến tay và việc gì mẹ cũng giải quyết được. Từ việc công ty, việc nhà cho đến chăm chồng con, giờ lại còn... làm thợ cắt tóc bất đắc dĩ nữa chứ. Lạ một cái, con nít ra tiệm cắt tóc cứ như gặp "ông kẹ", không chịu ngồi yên. Thôi cứ về nhà tự cắt cho yên chuyện.
Làm mẹ rồi, muốn ngủ một giấc yên ổn tới sáng cũng là thử thách đấy. Hãy quen với việc trong đêm tối bỗng dưng thức giấc một cách đau điếng vì... bị con đạp. Nhưng mà điều đó có gì lớn lao đâu, việc xuất hiện một thành viên mới khiến gia đình nhỏ hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Ai làm mẹ mới hiểu cảm giác túc trực bên cạnh khi con bị bệnh, nhất là lúc bọn trẻ bị hành sốt khi mọc răng. Nằm vật ra giường, một đêm ngủ vài tiếng đồng hồ, có khi thức trắng trở thành chuyện bình thường. Là vì mẹ thương con!
Có con rồi, gần như mẹ chẳng có thời gian để giải trí. Ra ngoài chơi ư, quá xa xỉ! Xem một bộ phim ở nhà ư, giá mà con chịu ngồi yên để mẹ thư giãn!
Khi có con cũng là lúc người mẹ tập thói quen từ bỏ smartphone. Mẹ sẽ cùng con vui chơi để có những ngày tháng tuổi thơ đúng nghĩa.
Có con rồi, cơ thể cũng không còn được thon gọn như xưa. Nếu muốn giữ sức khoẻ và vóc dáng, chỉ còn cách tranh thủ lúc con không quấy khóc tập tành chút thôi.
Mệt mỏi vì chăm con là thế, nhưng đến khi con biết phụ mẹ gấp từng cái áo, dọn từng món đồ chơi thì cũng là lúc mẹ nhận ra con rồi sẽ lớn. Những ngày gần gũi, nghe tiếng con ríu rít bên tai suốt ngày sẽ không còn nữa. Con còn phải đi học, phải tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài.