Với chiến thắng tại Olympia 2021, Nguyễn Hoàng Khánh là học sinh đầu tiên của trường THPT Bạch Đằng và thứ 3 của tỉnh Quảng Ninh vô địch Olympia. Cậu cũng có thành tích cao thứ 3 (315 điểm) trong số 21 quán quân tính đến hiện tại. Chia sẻ ngay sau trận chung kết, Hoàng Khánh cho biết cậu chưa có hứng thú với việc du học. Ước mơ của chàng trai là trở thành doanh nhân. Ảnh: Phạm Thắng.Tháng 7 vừa qua, Hoàng Khánh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cậu cho biết sẽ cân nhắc việc học ở Việt Nam hay nước ngoài. Quán quân O21 tiết lộ sẽ lựa chọn ngành học liên quan đến lĩnh vực kinh tế mình yêu thích. Thỉnh thoảng, Hoàng Khánh cũng đăng video vui vẻ và hài hước lên các tài khoản mạng xã hội, thu về lượt tương tác khá cao. Ảnh: Nguyen Hoang Khanh.Sau 9 năm các nam sinh chiếm ưu thế, Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) vô địch Olympia 2020 và trở thành nhà vô địch nữ thứ 4. Cô cũng là học sinh đầu tiên của tỉnh Ninh Bình làm được điều này. Trở về từ sân chơi trí tuệ này, Thu Hằng cùng các thầy cô trong trường thành lập CLB Sao Khuê Kim Sơn A để tìm kiếm gương mặt đại diện cho trường thi Olympia năm sau đó. Ảnh: Quỳnh Trang.Đầu tháng 3, Thu Hằng sang Australia du học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne. Trước đó, quán quân O20 có khoảng thời gian theo học ngành Kinh doanh tại Đại học Swinburne Việt Nam. Trên trang cá nhân, Thu Hằng thường xuyên chia sẻ về cuộc sống ở xứ sở chuột túi, đặc biệt là gặp gỡ các nhà vô địch năm trước đó như Hồ Đắc Thanh Chương (năm 16) và Nguyễn Hoàng Cường (năm 18). Cô gái 19 tuổi cũng tham gia Hội Sinh viên Việt Nam tại Swinburne (VISS). Ảnh: Thu Hằng Nguyễn.Trần Thế Trung (THPT chuyên Phan Bội Châu) là học sinh đầu tiên của tỉnh Nghệ An vô địch Đường lên đỉnh Olympia. Gần một năm sau đó, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, chàng trai đạt điểm cao với Lịch sử 9, Địa lý và GDCD đều trên 9. Riêng bài thi Ngoại ngữ (Tiếng Anh), cậu được miễn do có chứng chỉ IELTS 8.0. Ảnh: Duy Hiệu.Tính đến nay, Thế Trung là nhà vô địch Olympia duy nhất không đi du học. Tuy vậy, cậu vẫn nhận được học bổng 35.000 USD. Trước đó, khi không thể sang Australia học như dự định ban đầu, Thế Trung có khoảng 3 tháng học online theo chương trình của Đại học Kỹ thuật Swinburne nhưng dừng lại vì cảm thấy không phù hợp. Chàng trai Nghệ An hiện theo học chuyên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại Đại học RMIT Việt Nam (Hà Nội). Cậu cũng hứng thú với công việc trọng tài và tìm hiểu luật bóng rổ quốc tế, đồng thời đam mê viết thư pháp, học tiếng Trung. Ảnh: Trần Thế Trung.Tại Olympia 2018, Nguyễn Hoàng Cường (THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) được mệnh danh là “vua kỷ lục” khi có nhiều thành tích ấn tượng: kỷ lục 120 điểm Khởi động, điểm thi quý cao nhất (320 điểm) và tổng điểm cao nhất (370 điểm). Cậu là học sinh thứ 2 của trường vô địch Olympia. Tại kỳ thi THPT quốc gia 2019, nam sinh đạt tổng điểm 53,4 cho 6 môn thi, trong đó, điểm Ngoại ngữ (tiếng Pháp - môn chuyên) đạt 9,8/10. Ảnh: Quỳnh Trang.Tháng 2/2020, Hoàng Cường sang Australia theo học ngành Khoa học dữ liệu của Đại học Kỹ thuật Swinburne. Cậu cũng là một trong những đại sứ quốc tế với mục đích là hỗ trợ các bạn sinh viên tương lai của trường. Hoàng Cường từng chia sẻ trong năm học thứ 3, cậu được điểm số cao nhất khoa trong một môn ở trường. Ngoài thời gian học tập, chàng trai cũng gặp gỡ các quán quân Olympia khác ở Australia và check-in ở nhiều điểm tham quan. Ảnh: Nguyễn Hoàng Cường.Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) được mệnh danh là “quán quân Olympia được truyền thông quan tâm nhất”. Gắn với biệt danh “cậu bé Google”, nhà vô địch O17 có khả năng nhận biết các con số và làm phép tính đơn giản từ khi 6 tháng tuổi, tự học xong chương trình lớp 11 khi học lớp 9, tính nhẩm siêu tốc, quán quân cuộc thi Chinh phục. Tuy nhiên, cậu từng chia sẻ bản thân cảm thấy áp lực từ kỳ vọng của mọi người. Ảnh: Quỳnh Trang.Sau Olympia và tốt nghiệp THPT, Nhật Minh trở thành sinh viên ngành Hóa học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia. Chàng trai từng chia sẻ dự định học lên thạc sĩ và tiến sĩ sau khi tốt nghiệp. Tại Gala 20 năm Olympia, Nhật Minh bày tỏ quan điểm về việc hầu hết nhà vô địch không về nước làm việc: “Tôi nghĩ không nhất thiết mình phải ở Việt Nam hay bất cứ ai ở đây phải quay về thì mới có thể trực tiếp đóng góp cho đất nước. Ngành học của tôi ở Việt Nam rất khó kiếm việc và nghiên cứu nên tôi muốn ưu tiên nơi nào phát triển hơn”. Ảnh: VTV.
Với chiến thắng tại Olympia 2021, Nguyễn Hoàng Khánh là học sinh đầu tiên của trường THPT Bạch Đằng và thứ 3 của tỉnh Quảng Ninh vô địch Olympia. Cậu cũng có thành tích cao thứ 3 (315 điểm) trong số 21 quán quân tính đến hiện tại. Chia sẻ ngay sau trận chung kết, Hoàng Khánh cho biết cậu chưa có hứng thú với việc du học. Ước mơ của chàng trai là trở thành doanh nhân. Ảnh: Phạm Thắng.
Tháng 7 vừa qua, Hoàng Khánh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cậu cho biết sẽ cân nhắc việc học ở Việt Nam hay nước ngoài. Quán quân O21 tiết lộ sẽ lựa chọn ngành học liên quan đến lĩnh vực kinh tế mình yêu thích. Thỉnh thoảng, Hoàng Khánh cũng đăng video vui vẻ và hài hước lên các tài khoản mạng xã hội, thu về lượt tương tác khá cao. Ảnh: Nguyen Hoang Khanh.
Sau 9 năm các nam sinh chiếm ưu thế, Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) vô địch Olympia 2020 và trở thành nhà vô địch nữ thứ 4. Cô cũng là học sinh đầu tiên của tỉnh Ninh Bình làm được điều này. Trở về từ sân chơi trí tuệ này, Thu Hằng cùng các thầy cô trong trường thành lập CLB Sao Khuê Kim Sơn A để tìm kiếm gương mặt đại diện cho trường thi Olympia năm sau đó. Ảnh: Quỳnh Trang.
Đầu tháng 3, Thu Hằng sang Australia du học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne. Trước đó, quán quân O20 có khoảng thời gian theo học ngành Kinh doanh tại Đại học Swinburne Việt Nam. Trên trang cá nhân, Thu Hằng thường xuyên chia sẻ về cuộc sống ở xứ sở chuột túi, đặc biệt là gặp gỡ các nhà vô địch năm trước đó như Hồ Đắc Thanh Chương (năm 16) và Nguyễn Hoàng Cường (năm 18). Cô gái 19 tuổi cũng tham gia Hội Sinh viên Việt Nam tại Swinburne (VISS). Ảnh: Thu Hằng Nguyễn.
Trần Thế Trung (THPT chuyên Phan Bội Châu) là học sinh đầu tiên của tỉnh Nghệ An vô địch Đường lên đỉnh Olympia. Gần một năm sau đó, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, chàng trai đạt điểm cao với Lịch sử 9, Địa lý và GDCD đều trên 9. Riêng bài thi Ngoại ngữ (Tiếng Anh), cậu được miễn do có chứng chỉ IELTS 8.0. Ảnh: Duy Hiệu.
Tính đến nay, Thế Trung là nhà vô địch Olympia duy nhất không đi du học. Tuy vậy, cậu vẫn nhận được học bổng 35.000 USD. Trước đó, khi không thể sang Australia học như dự định ban đầu, Thế Trung có khoảng 3 tháng học online theo chương trình của Đại học Kỹ thuật Swinburne nhưng dừng lại vì cảm thấy không phù hợp. Chàng trai Nghệ An hiện theo học chuyên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại Đại học RMIT Việt Nam (Hà Nội). Cậu cũng hứng thú với công việc trọng tài và tìm hiểu luật bóng rổ quốc tế, đồng thời đam mê viết thư pháp, học tiếng Trung. Ảnh: Trần Thế Trung.
Tại Olympia 2018, Nguyễn Hoàng Cường (THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) được mệnh danh là “vua kỷ lục” khi có nhiều thành tích ấn tượng: kỷ lục 120 điểm Khởi động, điểm thi quý cao nhất (320 điểm) và tổng điểm cao nhất (370 điểm). Cậu là học sinh thứ 2 của trường vô địch Olympia. Tại kỳ thi THPT quốc gia 2019, nam sinh đạt tổng điểm 53,4 cho 6 môn thi, trong đó, điểm Ngoại ngữ (tiếng Pháp - môn chuyên) đạt 9,8/10. Ảnh: Quỳnh Trang.
Tháng 2/2020, Hoàng Cường sang Australia theo học ngành Khoa học dữ liệu của Đại học Kỹ thuật Swinburne. Cậu cũng là một trong những đại sứ quốc tế với mục đích là hỗ trợ các bạn sinh viên tương lai của trường. Hoàng Cường từng chia sẻ trong năm học thứ 3, cậu được điểm số cao nhất khoa trong một môn ở trường. Ngoài thời gian học tập, chàng trai cũng gặp gỡ các quán quân Olympia khác ở Australia và check-in ở nhiều điểm tham quan. Ảnh: Nguyễn Hoàng Cường.
Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) được mệnh danh là “quán quân Olympia được truyền thông quan tâm nhất”. Gắn với biệt danh “cậu bé Google”, nhà vô địch O17 có khả năng nhận biết các con số và làm phép tính đơn giản từ khi 6 tháng tuổi, tự học xong chương trình lớp 11 khi học lớp 9, tính nhẩm siêu tốc, quán quân cuộc thi Chinh phục. Tuy nhiên, cậu từng chia sẻ bản thân cảm thấy áp lực từ kỳ vọng của mọi người. Ảnh: Quỳnh Trang.
Sau Olympia và tốt nghiệp THPT, Nhật Minh trở thành sinh viên ngành Hóa học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia. Chàng trai từng chia sẻ dự định học lên thạc sĩ và tiến sĩ sau khi tốt nghiệp. Tại Gala 20 năm Olympia, Nhật Minh bày tỏ quan điểm về việc hầu hết nhà vô địch không về nước làm việc: “Tôi nghĩ không nhất thiết mình phải ở Việt Nam hay bất cứ ai ở đây phải quay về thì mới có thể trực tiếp đóng góp cho đất nước. Ngành học của tôi ở Việt Nam rất khó kiếm việc và nghiên cứu nên tôi muốn ưu tiên nơi nào phát triển hơn”. Ảnh: VTV.