Đỉnh Everest: Theo Huffington Post, đây là ngọn núi có nhiều người tử nạn nhất, nhưng du khách vẫn ùn ùn kéo đến mỗi năm, nên tỷ lệ tử vong rơi vào khoảng 9%. Con số người chết ở ngọn núi này lên tới hơn 200 người trong những năm qua.
The Eiger: Một trong những địa điểm nổi tiếng và lớn nhất dãy Alp ở Thụy Sỹ chính là triền núi phía bắc Eiger. Riêng năm 1935 đã có hơn 64 người leo núi bỏ mạng vì cố lên đỉnh phía bắc. Với biệt danh Mordwand (bức tường giết người), sự cố lở đá ngày một tăng cùng đặc điểm địa chất rất khó leo, đây là một trong những nơi leo núi thách thức nhất thế giới. Nanga Parbat: Nằm ở Pakistan, ngọn núi này được biết đến như “Kẻ ăn thịt người”. Nanga Parbat có sườn núi cao hơn 4000 m, là sườn núi cao nhất thế giới. Từ năm 1953, có 62 người thiệt mạng khi tìm cách leo lên đỉnh núi. Những năm gần đây, tỷ lệ người chết là 5,5%. Annapurna: Ngọn núi này nằm ở phía bắc Nepal, thuộc dãy Himalaya, là một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới. Đã có 60 tai nạn chết người xảy ra ở đây với tỷ lệ tử vong lên tới 32%, đây là tỷ lệ cao nhất ở các núi có độ cao hơn 8000 m. Tháng 10/2014 vừa qua, 39 người thiệt mạng do bão tuyết và lở đất. K2: nằm ở biên giới giữa Pakistan và Trung Quốc, đây là ngọn núi cao thứ hai thế giới với đỉnh cao tới 8610 m. Ngọn núi này còn được biết tới với tên gọi “Núi tàn ác” với đặc điểm vô cùng khó leo, cứ 4 người cố leo lên đỉnh thì sẽ có 1 người tử nạn. Kangchenjunga: Là ngọn núi cao thứ 3 thế giới, Kangchenjunga nằm ở biên giới giữa Nepal và Ấn Độ, nổi tiếng vì thời tiết khắc nghiệt và những trận lở tuyết khủng khiếp. Tỷ lệ tử vong ở đây là 22%, chỉ có 187 người từng lên tới đỉnh núi. Manaslu: Là ngọn núi cao thứ 8 trên thế giới, “ngọn núi của những linh hồn” đã chứng kiến cái chết của hơn 65 người. Núi Manaslu nằm tại Nepal, những đường mòn leo núi dễ gặp mưa bão, lở đất, lở đá, chưa kể du khách có thể gặp các triệu chứng như đột ngột giảm thân nhiệt, hoặc choáng do độ cao. Mont Blanc: Nằm trên dãy Alps Graian chạy qua Pháp, Italy và Thụy Sỹ, đây là ngon núi cao nhất trên dãy Alps nổi tiếng. Ngọn núi này có đường hầm dài 11,6km chạy qua, nối Pháp và Italy. Một tai nạn hỏa hoạn xảy ra trong hầm năm 1999 giết chết 39 người. Dhaulagiri: Nằm ở độ cao hơn 8000 m, ngọn núi hiểm trở ở Nepal này từng khiến hơn 60 người chết từ năm 1960. Baintha Brakk: Còn được biết đến với tên gọi Ogre, ngọn núi dốc đứng hiểm trở này là một trong những nơi khó leo nhất thế giới. Bởi vậy, người đầu tiên và người thứ hai cố gắng chinh phục ngọn núi đá này cách nhau những 24 năm!
Đỉnh Everest: Theo Huffington Post, đây là ngọn núi có nhiều người tử nạn nhất, nhưng du khách vẫn ùn ùn kéo đến mỗi năm, nên tỷ lệ tử vong rơi vào khoảng 9%. Con số người chết ở ngọn núi này lên tới hơn 200 người trong những năm qua.
The Eiger: Một trong những địa điểm nổi tiếng và lớn nhất dãy Alp ở Thụy Sỹ chính là triền núi phía bắc Eiger. Riêng năm 1935 đã có hơn 64 người leo núi bỏ mạng vì cố lên đỉnh phía bắc. Với biệt danh Mordwand (bức tường giết người), sự cố lở đá ngày một tăng cùng đặc điểm địa chất rất khó leo, đây là một trong những nơi leo núi thách thức nhất thế giới.
Nanga Parbat: Nằm ở Pakistan, ngọn núi này được biết đến như “Kẻ ăn thịt người”. Nanga Parbat có sườn núi cao hơn 4000 m, là sườn núi cao nhất thế giới. Từ năm 1953, có 62 người thiệt mạng khi tìm cách leo lên đỉnh núi. Những năm gần đây, tỷ lệ người chết là 5,5%.
Annapurna: Ngọn núi này nằm ở phía bắc Nepal, thuộc dãy Himalaya, là một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất thế giới. Đã có 60 tai nạn chết người xảy ra ở đây với tỷ lệ tử vong lên tới 32%, đây là tỷ lệ cao nhất ở các núi có độ cao hơn 8000 m. Tháng 10/2014 vừa qua, 39 người thiệt mạng do bão tuyết và lở đất.
K2: nằm ở biên giới giữa Pakistan và Trung Quốc, đây là ngọn núi cao thứ hai thế giới với đỉnh cao tới 8610 m. Ngọn núi này còn được biết tới với tên gọi “Núi tàn ác” với đặc điểm vô cùng khó leo, cứ 4 người cố leo lên đỉnh thì sẽ có 1 người tử nạn.
Kangchenjunga: Là ngọn núi cao thứ 3 thế giới, Kangchenjunga nằm ở biên giới giữa Nepal và Ấn Độ, nổi tiếng vì thời tiết khắc nghiệt và những trận lở tuyết khủng khiếp. Tỷ lệ tử vong ở đây là 22%, chỉ có 187 người từng lên tới đỉnh núi.
Manaslu: Là ngọn núi cao thứ 8 trên thế giới, “ngọn núi của những linh hồn” đã chứng kiến cái chết của hơn 65 người. Núi Manaslu nằm tại Nepal, những đường mòn leo núi dễ gặp mưa bão, lở đất, lở đá, chưa kể du khách có thể gặp các triệu chứng như đột ngột giảm thân nhiệt, hoặc choáng do độ cao.
Mont Blanc: Nằm trên dãy Alps Graian chạy qua Pháp, Italy và Thụy Sỹ, đây là ngon núi cao nhất trên dãy Alps nổi tiếng. Ngọn núi này có đường hầm dài 11,6km chạy qua, nối Pháp và Italy. Một tai nạn hỏa hoạn xảy ra trong hầm năm 1999 giết chết 39 người.
Dhaulagiri: Nằm ở độ cao hơn 8000 m, ngọn núi hiểm trở ở Nepal này từng khiến hơn 60 người chết từ năm 1960.
Baintha Brakk: Còn được biết đến với tên gọi Ogre, ngọn núi dốc đứng hiểm trở này là một trong những nơi khó leo nhất thế giới. Bởi vậy, người đầu tiên và người thứ hai cố gắng chinh phục ngọn núi đá này cách nhau những 24 năm!