Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi, người từng gây “sốt” cộng đồng mạng với hai bộ ảnh đặc sắc “Gà Trống” và “ Slumdog Millionairs” mới đây lại cho ra đời bộ ảnh “The Ganga- Người lữ khách sông Hằng”...
Bộ ảnh kể lại một cách chân thật và sống động những điều tác giả “mắt thấy tai nghe” về cuộc sống khốn khó, niềm tin tín ngưỡng cũng như nghi lễ truyền thống của người dân Ấn Độ bên dòng sông Hằng.Tác giả chia sẻ: “Đây là bộ ảnh làm tiêu hao nhiều năng lượng của tôi nhất từ trước đến giờ vì không hiểu sao những lần đi ngang Burning Ghat (chỗ thiêu xác sống) trên sông Hằng, tôi cảm giác như bị rút hết sức lực, đầu nhức và buồn nôn. Không phải là do sợ cũng không phải do mùi khét, chẳng thể nào giải thích được”.
Hình ảnh một đạo sĩ với vẻ mặt suy tư ngồi cạnh dòng sông Hằng mênh mông, huyền bí khiến tác giả không khỏi suy ngẫm trăn trở về cuộc đời đã được anh chọn làm bìa cho tập album. Vị đạo sĩ này cho biết ông đã ngồi thiền được 20 năm...
Khi tác giả hỏi ngồi thiền ông thấy gì, đạo sĩ nói ông thấy những con hổ gầm rú, bởi theo ông khi con người hòa nhập với đấng tối cao thì năng lượng vũ trụ sẽ tràn vào cơ thể và con hổ đó là dạng năng lượng truyền thấu qua người. Chúa trời khi ấy hòa nhập vào con người ông, mang cho ông sức mạnh và nội lực...
Tuy nhiên ông cũng cho biết, mỗi người sẽ cảm nhận được dạng năng lượng đó một cách khác nhau.
Dự án này để dành nói về văn hóa sông Hằng nhưng thực tế, có những bức hình tác giả phải chụp ở Nepal...
Chuyến đi dài ngày cùng những tiếp nhận văn hóa mới mẻ khiến chàng nhiếp ảnh gia trẻ chiêm nghiệm thêm được nhiều điều về cuộc sống, và chợt đồng cảm với nhân vật Liz trong tác phẩm "Eat, pray and love" khi cô rời nước Mỹ phồn hoa để đi tìm lại chính mình ở chốn chân phương thiền định.
Tấm hình đạo sĩ được Tâm Bùi chọn làm ảnh bìa cho bộ ảnh, anh chia sẻ: "Vẻ mặt suy tư ấy khiến tôi không khỏi nhớ đến mấy câu trong bài hát “Khúc Thuỵ Du”:“Hãy nói về cuộc đời, khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì, từ bên kia thế giới, ngoài trống vắng mà thôi?
Thuỵ ơi và tình ơi!”
Trong nhiều thế kỉ, người sống đến với Varanasi để tĩnh tâm, thiền định, cầu nguyện và đắm mình trong dòng nước sông Hằng. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ duyên đủ phận để tìm câu trả lời về một nền văn minh tín ngưỡng độc đáo và đa dạng này...
Người Ấn Độ 80% theo đạo Hindu, tuy nhiên nếu đạo Phật chỉ thờ duy nhất Siddhārtha Gautama, đạo Thiên chúa thờ chúa Jesu, thì người Hindu thờ tới hơn 200000 vị thần. Thậm chí người dân ở đây còn không nhớ mình đã từng thờ vị thần nào, chỉ biết Thượng đế là đấng tối cao. Đây có lẽ chính là lý do cho việc thường xuyên xảy ra xung đột tôn giáo tín ngưỡng ở quốc gia này.
Thiêu xác chết rồi thả trôi xuống dòng sông Hằng thiêng liêng là một nghi lễ truyền thống của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ.
Nghi lễ cổ xưa này được thực hiện ở những bậc đá lớn bên bờ sông với mong muốn xóa bỏ bụi trần, tội lỗi cho người chết, giúp họ nhanh chóng siêu thoát, được lên thiên đàng gặp lại gia đình tổ tiên...
Vì thế, sông Hằng không chỉ là nơi thiền định của người sống mà còn là "thiên đàng" của người chết.
Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi chia sẻ trong suy tư: "Lần đầu tiên tiếp xúc với 1 nền văn hóa đồ sộ và đậm đặc này, hy vọng 1 ngày nào đó sẽ có cơ hội quay lại thời gian lâu hơn, toàn tâm toàn ý cho "The Ganga".
Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi, người từng gây “sốt” cộng đồng mạng với hai bộ ảnh đặc sắc “Gà Trống” và “ Slumdog Millionairs” mới đây lại cho ra đời bộ ảnh “The Ganga- Người lữ khách sông Hằng”...
Bộ ảnh kể lại một cách chân thật và sống động những điều tác giả “mắt thấy tai nghe” về cuộc sống khốn khó, niềm tin tín ngưỡng cũng như nghi lễ truyền thống của người dân Ấn Độ bên dòng sông Hằng.
Tác giả chia sẻ: “Đây là bộ ảnh làm tiêu hao nhiều năng lượng của tôi nhất từ trước đến giờ vì không hiểu sao những lần đi ngang Burning Ghat (chỗ thiêu xác sống) trên sông Hằng, tôi cảm giác như bị rút hết sức lực, đầu nhức và buồn nôn. Không phải là do sợ cũng không phải do mùi khét, chẳng thể nào giải thích được”.
Hình ảnh một đạo sĩ với vẻ mặt suy tư ngồi cạnh dòng sông Hằng mênh mông, huyền bí khiến tác giả không khỏi suy ngẫm trăn trở về cuộc đời đã được anh chọn làm bìa cho tập album. Vị đạo sĩ này cho biết ông đã ngồi thiền được 20 năm...
Khi tác giả hỏi ngồi thiền ông thấy gì, đạo sĩ nói ông thấy những con hổ gầm rú, bởi theo ông khi con người hòa nhập với đấng tối cao thì năng lượng vũ trụ sẽ tràn vào cơ thể và con hổ đó là dạng năng lượng truyền thấu qua người. Chúa trời khi ấy hòa nhập vào con người ông, mang cho ông sức mạnh và nội lực...
Tuy nhiên ông cũng cho biết, mỗi người sẽ cảm nhận được dạng năng lượng đó một cách khác nhau.
Dự án này để dành nói về văn hóa sông Hằng nhưng thực tế, có những bức hình tác giả phải chụp ở Nepal...
Chuyến đi dài ngày cùng những tiếp nhận văn hóa mới mẻ khiến chàng nhiếp ảnh gia trẻ chiêm nghiệm thêm được nhiều điều về cuộc sống, và chợt đồng cảm với nhân vật Liz trong tác phẩm "Eat, pray and love" khi cô rời nước Mỹ phồn hoa để đi tìm lại chính mình ở chốn chân phương thiền định.
Tấm hình đạo sĩ được Tâm Bùi chọn làm ảnh bìa cho bộ ảnh, anh chia sẻ: "Vẻ mặt suy tư ấy khiến tôi không khỏi nhớ đến mấy câu trong bài hát “Khúc Thuỵ Du”:“Hãy nói về cuộc đời, khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì, từ bên kia thế giới, ngoài trống vắng mà thôi?
Thuỵ ơi và tình ơi!”
Trong nhiều thế kỉ, người sống đến với Varanasi để tĩnh tâm, thiền định, cầu nguyện và đắm mình trong dòng nước sông Hằng. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ duyên đủ phận để tìm câu trả lời về một nền văn minh tín ngưỡng độc đáo và đa dạng này...
Người Ấn Độ 80% theo đạo Hindu, tuy nhiên nếu đạo Phật chỉ thờ duy nhất Siddhārtha Gautama, đạo Thiên chúa thờ chúa Jesu, thì người Hindu thờ tới hơn 200000 vị thần. Thậm chí người dân ở đây còn không nhớ mình đã từng thờ vị thần nào, chỉ biết Thượng đế là đấng tối cao. Đây có lẽ chính là lý do cho việc thường xuyên xảy ra xung đột tôn giáo tín ngưỡng ở quốc gia này.
Thiêu xác chết rồi thả trôi xuống dòng sông Hằng thiêng liêng là một nghi lễ truyền thống của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ.
Nghi lễ cổ xưa này được thực hiện ở những bậc đá lớn bên bờ sông với mong muốn xóa bỏ bụi trần, tội lỗi cho người chết, giúp họ nhanh chóng siêu thoát, được lên thiên đàng gặp lại gia đình tổ tiên...
Vì thế, sông Hằng không chỉ là nơi thiền định của người sống mà còn là "thiên đàng" của người chết.
Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi chia sẻ trong suy tư: "Lần đầu tiên tiếp xúc với 1 nền văn hóa đồ sộ và đậm đặc này, hy vọng 1 ngày nào đó sẽ có cơ hội quay lại thời gian lâu hơn, toàn tâm toàn ý cho "The Ganga".