Người phụ nữ đầu tiên mạo hiểm bay vào vũ trụ cách đây hơn 50 năm là nữ phi hành gia người Nga Valentina Tereshkova (năm 1963) và từ đó đến nay đã có gần 60 nữ phi hành gia dũng cảm tiếp bước. Nhưng khi chuẩn bị cho những chuyến đi kéo dài tối thiểu từ vài tuần đến vài năm trong vũ trụ, có một thử thách mà họ phải đối mặt: kỳ đèn đỏ. Trước năm 1963, chưa ai biết được chu kỳ kinh của phi hành gia sẽ xảy ra như thế nào trong vũ trụ, nhưng sau chuyến bay của bà Valentina, người ta mới phát hiện ra rằng khi lơ lửng trong môi trường không trọng lực, hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, ngoại trừ kỳ đèn đỏ vẫn xảy ra bình thường và không hề “chảy ngược” như mọi người vẫn tưởng tượng. Tuy các quy định không bắt buộc nhưng vì nhiều lý do, rất nhiều nữ phi hành gia đã chọn phương pháp dùng thuốc tránh thai trước và trong chuyến du hành để thay đổi chu kỳ đèn đỏ. Thuốc tránh thai có ưu điểm là nhỏ gọn trong khi băng vệ sinh thì cồng kềnh và mất diện tích hơn trong không gian hạn hẹp của tàu vũ trụ. Tuy nhiên, nếu một chuyến du hành tới sao Hỏa kéo dài tới hàng năm thì lượng thuốc tránh thai cần mang theo cũng lên tới 1.100 viên. Rất may là một loại thuốc tránh thai kết hợp dành cho các nữ phi hành gia với tác dụng tránh thai lâu dài đã được ra đời có vẻ an toàn và đáng tin cậy hơn. Ít nhất loại thuốc này cũng giải quyết được vấn đề mất diện tích, bảo quản cũng như rác thải. Dùng thuốc tránh thai trong không gian còn mang lại một lợi ích to lớn đối với phụ nữ được bổ sung estrogen – một loại hooc-môn làm chậm lại sự giảm xương. Sự giảm xương một vấn đề mà cả nam lẫn nữ phi hành gia đều phải đối mặt trong môi trường không trọng lực vì khi đó xương không hề phải chịu sức nặng nào. Tuy nhiên, loại thuốc tránh thai có tác dụng lâu dài như đã nói ở trên lại không có đủ lượng estrogen bằng 1.100 viên thuốc tránh thai thông thường cộng lại nên vẫn cần thêm thời gian để tối ưu hóa.
Người phụ nữ đầu tiên mạo hiểm bay vào vũ trụ cách đây hơn 50 năm là nữ phi hành gia người Nga Valentina Tereshkova (năm 1963) và từ đó đến nay đã có gần 60 nữ phi hành gia dũng cảm tiếp bước. Nhưng khi chuẩn bị cho những chuyến đi kéo dài tối thiểu từ vài tuần đến vài năm trong vũ trụ, có một thử thách mà họ phải đối mặt: kỳ đèn đỏ.
Trước năm 1963, chưa ai biết được chu kỳ kinh của phi hành gia sẽ xảy ra như thế nào trong vũ trụ, nhưng sau chuyến bay của bà Valentina, người ta mới phát hiện ra rằng khi lơ lửng trong môi trường không trọng lực, hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, ngoại trừ kỳ đèn đỏ vẫn xảy ra bình thường và không hề “chảy ngược” như mọi người vẫn tưởng tượng.
Tuy các quy định không bắt buộc nhưng vì nhiều lý do, rất nhiều nữ phi hành gia đã chọn phương pháp dùng thuốc tránh thai trước và trong chuyến du hành để thay đổi chu kỳ đèn đỏ.
Thuốc tránh thai có ưu điểm là nhỏ gọn trong khi băng vệ sinh thì cồng kềnh và mất diện tích hơn trong không gian hạn hẹp của tàu vũ trụ.
Tuy nhiên, nếu một chuyến du hành tới sao Hỏa kéo dài tới hàng năm thì lượng thuốc tránh thai cần mang theo cũng lên tới 1.100 viên. Rất may là một loại thuốc tránh thai kết hợp dành cho các nữ phi hành gia với tác dụng tránh thai lâu dài đã được ra đời có vẻ an toàn và đáng tin cậy hơn. Ít nhất loại thuốc này cũng giải quyết được vấn đề mất diện tích, bảo quản cũng như rác thải.
Dùng thuốc tránh thai trong không gian còn mang lại một lợi ích to lớn đối với phụ nữ được bổ sung estrogen – một loại hooc-môn làm chậm lại sự giảm xương. Sự giảm xương một vấn đề mà cả nam lẫn nữ phi hành gia đều phải đối mặt trong môi trường không trọng lực vì khi đó xương không hề phải chịu sức nặng nào.
Tuy nhiên, loại thuốc tránh thai có tác dụng lâu dài như đã nói ở trên lại không có đủ lượng estrogen bằng 1.100 viên thuốc tránh thai thông thường cộng lại nên vẫn cần thêm thời gian để tối ưu hóa.