Sinh tố rau má: Rau má vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da... Chúng còn được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ giúp máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Cách sử dụng phát huy tác dụng nhất là xay lấy nước uống. Nước cam, chanh: Cam, chanh có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện tình trạng khô khát, trừ nhiệt, dùng chữa các bệnh khô nóng do nhiệt. Một ly nước cam, chanh ép trong những ngày nắng nóng sẽ giúp cơ thể dịu lại. Nước dừa: Theo đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng. Chỉ cần mua dừa về, lấy nước, nạo cơm, thêm ít đường (cho đá nếu thích) là đã có một ly nước giải khát ngon, bổ. Trong mùa hè, nước dùa không chỉ có tác dụng giải nhiệt, tăng sức đề kháng và năng lượng, mà nước dừa còn rất có lợi cho tim mạch, hệ tiêu hóa và miễn dịch. Nước râu ngô: Râu bắp có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu. Những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường dùng nước này rất tốt. Chè đậu đen: Chè đậu đen ngoài việc giúp giải nhiệt, giải độc ngày nắng nóng, còn có công hiệu bổ dưỡng nhất là đối với người thận hư, suy nhược do cảm nặng… Nước vỏ dưa hấu, bí đao: Vỏ dưa hấu, bí đao thái nhỏ (dùng tươi hoặc phơi khô) rồi sắc với nước uống hàng ngày. Nước vỏ dưa hấu, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, rất tốt cho những người khó tiểu tiện hay cần phải bù nước. Nước chè xanh: Nước chè xanh có chứa chất chống oxy hóa loại bỏ tế bào chết và tái tạo da, chứa vitamin C, làm mát cơ thể, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể qua da. Nước lá vối, nụ vối: Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối giúp kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, mặt khác chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa. Nước mơ: Theo kinh nghiệm dân gian mơ ngâm đường, ngâm muối vừa là loại nước giải khát vừa tốt cho hệ tiêu hóa. Còn theo các nhà khoa học thành phần của quả mơ bao gồm axit carotin, vitamin C, vitamin B1, licopen… giúp kích thích quá trình chuyển hóa. Nước mơ còn là liều thuốc chống ôxy hóa tự nhiên, làm sáng mắt và làm da mịn màng. Loại nước này còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh và giúp dễ ngủ. Nước sắn dây: Đồ uống sắn dây quất giúp thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi. Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, nên cũng là thức uống phòng cao huyết áp. Cách làm rất đơn giản. Cho 100 ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Cho thêm đường và quấy tan. Khi thưởng thức có thể cho thêm đá.
Sinh tố rau má: Rau má vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da... Chúng còn được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ giúp máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Cách sử dụng phát huy tác dụng nhất là xay lấy nước uống.
Nước cam, chanh: Cam, chanh có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện tình trạng khô khát, trừ nhiệt, dùng chữa các bệnh khô nóng do nhiệt. Một ly nước cam, chanh ép trong những ngày nắng nóng sẽ giúp cơ thể dịu lại.
Nước dừa: Theo đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng. Chỉ cần mua dừa về, lấy nước, nạo cơm, thêm ít đường (cho đá nếu thích) là đã có một ly nước giải khát ngon, bổ.
Trong mùa hè, nước dùa không chỉ có tác dụng giải nhiệt, tăng sức đề kháng và năng lượng, mà nước dừa còn rất có lợi cho tim mạch, hệ tiêu hóa và miễn dịch.
Nước râu ngô: Râu bắp có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu. Những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường dùng nước này rất tốt.
Chè đậu đen: Chè đậu đen ngoài việc giúp giải nhiệt, giải độc ngày nắng nóng, còn có công hiệu bổ dưỡng nhất là đối với người thận hư, suy nhược do cảm nặng…
Nước vỏ dưa hấu, bí đao: Vỏ dưa hấu, bí đao thái nhỏ (dùng tươi hoặc phơi khô) rồi sắc với nước uống hàng ngày. Nước vỏ dưa hấu, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, rất tốt cho những người khó tiểu tiện hay cần phải bù nước.
Nước chè xanh: Nước chè xanh có chứa chất chống oxy hóa loại bỏ tế bào chết và tái tạo da, chứa vitamin C, làm mát cơ thể, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể qua da.
Nước lá vối, nụ vối: Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối giúp kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, mặt khác chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.
Nước mơ: Theo kinh nghiệm dân gian mơ ngâm đường, ngâm muối vừa là loại nước giải khát vừa tốt cho hệ tiêu hóa. Còn theo các nhà khoa học thành phần của quả mơ bao gồm axit carotin, vitamin C, vitamin B1, licopen… giúp kích thích quá trình chuyển hóa.
Nước mơ còn là liều thuốc chống ôxy hóa tự nhiên, làm sáng mắt và làm da mịn màng. Loại nước này còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh và giúp dễ ngủ.
Nước sắn dây: Đồ uống sắn dây quất giúp thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi. Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, nên cũng là thức uống phòng cao huyết áp.
Cách làm rất đơn giản. Cho 100 ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Cho thêm đường và quấy tan. Khi thưởng thức có thể cho thêm đá.