Có từ trước năm 1975, nghĩa trang Bình Hưng Hòa là nghĩa trang chính, lớn nhất tại TP.HCM với hơn 75.000 ngôi mộ, thuộc địa bàn phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân, TP.HCM). Thực hiện kế hoạch di dời, năm 2011 nghĩa trang chính thức không cho chôn cất. Đến nay, sắp tới hạn di dời, giải tỏa giai đoạn 1 nhưng nghĩa trang còn đến hơn 5.000 ngôi mộ chưa có thân nhân đến nhận.Khi nói đến nghĩa trang, người ta nghĩ ngay tới những người đã mất, nơi yên nghỉ sau khi chết đi. Thế nhưng, nghĩa trang Bình Hưng Hòa lại trở thành nơi ăn chốn ở, trở thành nhà của không ít phận người đáng thương.Họ, những người cùng đường thế cực, vì hoàn cảnh quá khó khăn mới phải tìm đến nghĩa trang để trú ngụ.Trong túp lều tạm bợ, bà Thủy cùng con trai đã gắn bó hơn chục năm với nghĩa trang. Chỉ tay về phía cậu thanh niên đang đốt rác, bà thở dài: "Nay nó mới ngoan lên được chút, chứ ngày trước nghiện ngập phá phách lắm, làm chừng nào cũng không đủ cho nó. Bởi vậy, không sống đây thì biết sống đâu, có chỗ che mưa che nắng là được rồi".Từ bao giờ, những ngôi mộ lại trở thành "bàn làm việc" lý tưởng cho họ.Rồi trở thành bếp nấu, bàn ăn, kệ đựng đồ,..."Cả nghĩa trang này tính ra tầm hơn 30 người sống như bọn tôi, mà cũng chẳng có ai muốn đi giành chỗ của người chết đâu, đường cùng cả thôi" - Bà Thủy thở dài.Đối với tụi nhỏ, những nấm mồ, bia mộ là "sân chơi" có sẵn từ lúc mới sinh ra. Cứ thế, chiều chiều cả đám lại í ới gọi nhau ra chơi trốn tìm quanh những bia mộ.Khi được hỏi ở chung với hàng nghìn ngôi mộ có sợ không, hầu hết họ đều lắc đầu. "Hồi mới tới thì có sợ, giờ thì quen rồi, bình thường quá rồi. Mình sống không phá thì "người ta" cũng đâu có làm gì mình".Bởi vậy, ngày cũng như đêm, họ đều thản nhiên ngủ cạnh các ngôi mộ mà không lo sợ gì.Khó khăn nhất đối với họ khi sống tại nghĩa trang, đó là nguồn nước bị nhiễm phèn và hối cốt nên không thể sử dụng, nước sinh hoạt hằng ngày đều phải mua. Tuy nhiên, họ cũng vui vì ở đây rộng rãi, có thể tranh thủ chăn nuôi được gà vịt..Đối với những người sống trong nghĩa trang, vì sống nhờ trên đất "người ta" nên sống phải có tâm. Hằng ngày họ vẫn đều đặn quét dọn, nhổ cỏ sạch sẽ xung quanh những ngôi mộ mà họ ở.
Có từ trước năm 1975, nghĩa trang Bình Hưng Hòa là nghĩa trang chính, lớn nhất tại TP.HCM với hơn 75.000 ngôi mộ, thuộc địa bàn phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân, TP.HCM). Thực hiện kế hoạch di dời, năm 2011 nghĩa trang chính thức không cho chôn cất. Đến nay, sắp tới hạn di dời, giải tỏa giai đoạn 1 nhưng nghĩa trang còn đến hơn 5.000 ngôi mộ chưa có thân nhân đến nhận.
Khi nói đến nghĩa trang, người ta nghĩ ngay tới những người đã mất, nơi yên nghỉ sau khi chết đi. Thế nhưng, nghĩa trang Bình Hưng Hòa lại trở thành nơi ăn chốn ở, trở thành nhà của không ít phận người đáng thương.
Họ, những người cùng đường thế cực, vì hoàn cảnh quá khó khăn mới phải tìm đến nghĩa trang để trú ngụ.
Trong túp lều tạm bợ, bà Thủy cùng con trai đã gắn bó hơn chục năm với nghĩa trang. Chỉ tay về phía cậu thanh niên đang đốt rác, bà thở dài: "Nay nó mới ngoan lên được chút, chứ ngày trước nghiện ngập phá phách lắm, làm chừng nào cũng không đủ cho nó. Bởi vậy, không sống đây thì biết sống đâu, có chỗ che mưa che nắng là được rồi".
Từ bao giờ, những ngôi mộ lại trở thành "bàn làm việc" lý tưởng cho họ.
Rồi trở thành bếp nấu, bàn ăn, kệ đựng đồ,...
"Cả nghĩa trang này tính ra tầm hơn 30 người sống như bọn tôi, mà cũng chẳng có ai muốn đi giành chỗ của người chết đâu, đường cùng cả thôi" - Bà Thủy thở dài.
Đối với tụi nhỏ, những nấm mồ, bia mộ là "sân chơi" có sẵn từ lúc mới sinh ra. Cứ thế, chiều chiều cả đám lại í ới gọi nhau ra chơi trốn tìm quanh những bia mộ.
Khi được hỏi ở chung với hàng nghìn ngôi mộ có sợ không, hầu hết họ đều lắc đầu. "Hồi mới tới thì có sợ, giờ thì quen rồi, bình thường quá rồi. Mình sống không phá thì "người ta" cũng đâu có làm gì mình".
Bởi vậy, ngày cũng như đêm, họ đều thản nhiên ngủ cạnh các ngôi mộ mà không lo sợ gì.
Khó khăn nhất đối với họ khi sống tại nghĩa trang, đó là nguồn nước bị nhiễm phèn và hối cốt nên không thể sử dụng, nước sinh hoạt hằng ngày đều phải mua. Tuy nhiên, họ cũng vui vì ở đây rộng rãi, có thể tranh thủ chăn nuôi được gà vịt..
Đối với những người sống trong nghĩa trang, vì sống nhờ trên đất "người ta" nên sống phải có tâm. Hằng ngày họ vẫn đều đặn quét dọn, nhổ cỏ sạch sẽ xung quanh những ngôi mộ mà họ ở.