Đình Đông Cốc (xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1992. Trong khuôn viên đình làng Đông Cốc hiện có cây sưa 400 tuổi nằm ngay sân đình và cây sưa 200 tuổi nằm ở cổng đình. Trong khi cây sưa 400 tuổi vẫn xanh tốt, phát triển khỏe mạnh thì cây sưa 200 tuổi có dấu hiệu bị chết cành, lá héo úa.Từ năm 2013, một sự việc lạ lùng khi người dân trong làng rao bán cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh này với giá 50 tỷ đồng. Khi đó, các bô lão trong làng có đề xuất việc bán cây sưa trên để trùng tu lại đình, xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi… Sự việc này sau đó cũng khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều bởi đình Đông Cốc là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia, nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong các khu vực bảo vệ của di tích, trường hợp đặc biệt phải được phép của Bộ.Sự việc tưởng như dừng lại thì mới đây, việc chính quyền xã Hà Mãn bán đấu giá cây sưa 200 tuổi với giá 24,5 tỷ lại khiến người dân địa phương bức xúc phản đối.Tại cuộc họp ngày 8/8/2016 được tổ chức tại nhà văn hóa thôn Đông Cốc về vấn đề này, ngay khi trưởng thôn Đông Cốc thông báo biên bản bán đấu giá cây sưa với giá 24,5 tỷ đồng, các cụ cao tuổi trong làng đã nêu ý kiến không đồng ý việc bán cây sưa. Trong biên bản cuộc họp, đáng chú ý là ý kiến ông Nguyễn Văn Cử, người dân thôn Đông Cốc: “Cây sưa ở đình Đông Cốc đã có nhiều người trả với giá 49 tỷ. Khi đó người dân đòi bán để xây dựng nông thôn mới, trùng tu lại đình mà không đồng ý bán. Nay lại bán cây với giá 24,5 tỷ là quá rẻ”.“Cây sưa này các cụ và dân làng, cán bộ địa phương đã giao cho BQL di tích trông nom ngày đêm. Khi bán đấu giá, chính quyền lại không có ý kiến gì với nhân dân địa phương”, ông Hận, người dân địa phương nêu ý kiến.Đặc biệt, ngày 7/12/2016, UBND xã Hà Mãn tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hạ giải cây sưa 200 tuổi tại Đình làng Đông Cốc để giao người trúng đấu giá. Khi hội nghị vừa bắt đàu làm việc, giới thiệu địa biểu, thành phần hội nghị thì xuất hiện một số đối tượng gây rối, ẩu đả dẫn đến xô xát, gây mất an ninh trật tự, vì vậy hội nghị đã phải tạm hoãn.Liên quan sự việc trên, ngày 7/12/2016, 31 người dân thôn Đông Cốc do ông Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Văn Khuyến là đại diện đã kéo lên trụ sở tiếp công dân tỉnh Bắc Ninh kiến nghị xung quanh việc hạ giải cây gỗ sưa tại đình làng Đông Cốc. Ngày 8/12/2016, UBND tỉnh Bắc Ninh có công văn số 3675/UBND-NC, trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo: “Giao UBND huyện Thuận Thành xem xét giải quyết trả lời công dân và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trước ngày 15/1/2017”.Ngày 8/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tiến Hoàng cho biết, UBND huyện Thuận Thành đã quyết định tạm dừng khai thác cây gỗ sưa tại đình làng Đông Cốc, xã Hà Mãn nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.Số phận của cây sưa 200 tuổi trước cổng đình Đông Cốc đang đứng trước nguy cơ bị chặt hạ để bán thay vì được chăm sóc, bảo tồn giống cây quý.Trong khuôn viên đình làng Đông Cốc hiện còn có cây sưa 400 tuổi.Cây sưa 400 tuổi có chiều cao hơn chục mét, đường kính khoảng 1 mét.Với nhiều cành tỏa bóng mát khắp sân đình.May mắn hơn cây sưa 200 tuổi, cây sưa 400 tuổi còn xanh tốt khỏe mạnh nên chưa ai có ý định bán cây này.Tuy nhiên, trước đó, người ta cũng chặt hạ một cành ngay dưới thân cây đem bán.Những cây sưa nhỏ trong khuôn viên đình Đông Cốc.Câu chuyện bảo tồn cây sưa làng Đông Cốc vẫn chưa được nhắc đến khi người dân, chính quyền còn đang quan tâm đến việc bán cây để lấy tiền tỷ.
Đình Đông Cốc (xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1992.
Trong khuôn viên đình làng Đông Cốc hiện có cây sưa 400 tuổi nằm ngay sân đình và cây sưa 200 tuổi nằm ở cổng đình. Trong khi cây sưa 400 tuổi vẫn xanh tốt, phát triển khỏe mạnh thì cây sưa 200 tuổi có dấu hiệu bị chết cành, lá héo úa.
Từ năm 2013, một sự việc lạ lùng khi người dân trong làng rao bán cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh này với giá 50 tỷ đồng. Khi đó, các bô lão trong làng có đề xuất việc bán cây sưa trên để trùng tu lại đình, xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi… Sự việc này sau đó cũng khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều bởi đình Đông Cốc là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia, nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong các khu vực bảo vệ của di tích, trường hợp đặc biệt phải được phép của Bộ.
Sự việc tưởng như dừng lại thì mới đây, việc chính quyền xã Hà Mãn bán đấu giá cây sưa 200 tuổi với giá 24,5 tỷ lại khiến người dân địa phương bức xúc phản đối.
Tại cuộc họp ngày 8/8/2016 được tổ chức tại nhà văn hóa thôn Đông Cốc về vấn đề này, ngay khi trưởng thôn Đông Cốc thông báo biên bản bán đấu giá cây sưa với giá 24,5 tỷ đồng, các cụ cao tuổi trong làng đã nêu ý kiến không đồng ý việc bán cây sưa. Trong biên bản cuộc họp, đáng chú ý là ý kiến ông Nguyễn Văn Cử, người dân thôn Đông Cốc: “Cây sưa ở đình Đông Cốc đã có nhiều người trả với giá 49 tỷ. Khi đó người dân đòi bán để xây dựng nông thôn mới, trùng tu lại đình mà không đồng ý bán. Nay lại bán cây với giá 24,5 tỷ là quá rẻ”.
“Cây sưa này các cụ và dân làng, cán bộ địa phương đã giao cho BQL di tích trông nom ngày đêm. Khi bán đấu giá, chính quyền lại không có ý kiến gì với nhân dân địa phương”, ông Hận, người dân địa phương nêu ý kiến.
Đặc biệt, ngày 7/12/2016, UBND xã Hà Mãn tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hạ giải cây sưa 200 tuổi tại Đình làng Đông Cốc để giao người trúng đấu giá. Khi hội nghị vừa bắt đàu làm việc, giới thiệu địa biểu, thành phần hội nghị thì xuất hiện một số đối tượng gây rối, ẩu đả dẫn đến xô xát, gây mất an ninh trật tự, vì vậy hội nghị đã phải tạm hoãn.
Liên quan sự việc trên, ngày 7/12/2016, 31 người dân thôn Đông Cốc do ông Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Văn Khuyến là đại diện đã kéo lên trụ sở tiếp công dân tỉnh Bắc Ninh kiến nghị xung quanh việc hạ giải cây gỗ sưa tại đình làng Đông Cốc. Ngày 8/12/2016, UBND tỉnh Bắc Ninh có công văn số 3675/UBND-NC, trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo: “Giao UBND huyện Thuận Thành xem xét giải quyết trả lời công dân và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trước ngày 15/1/2017”.
Ngày 8/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tiến Hoàng cho biết, UBND huyện Thuận Thành đã quyết định tạm dừng khai thác cây gỗ sưa tại đình làng Đông Cốc, xã Hà Mãn nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Số phận của cây sưa 200 tuổi trước cổng đình Đông Cốc đang đứng trước nguy cơ bị chặt hạ để bán thay vì được chăm sóc, bảo tồn giống cây quý.
Trong khuôn viên đình làng Đông Cốc hiện còn có cây sưa 400 tuổi.
Cây sưa 400 tuổi có chiều cao hơn chục mét, đường kính khoảng 1 mét.
Với nhiều cành tỏa bóng mát khắp sân đình.
May mắn hơn cây sưa 200 tuổi, cây sưa 400 tuổi còn xanh tốt khỏe mạnh nên chưa ai có ý định bán cây này.
Tuy nhiên, trước đó, người ta cũng chặt hạ một cành ngay dưới thân cây đem bán.
Những cây sưa nhỏ trong khuôn viên đình Đông Cốc.
Câu chuyện bảo tồn cây sưa làng Đông Cốc vẫn chưa được nhắc đến khi người dân, chính quyền còn đang quan tâm đến việc bán cây để lấy tiền tỷ.