Bãi rác Sầm Sơn (phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1997 và là bãi rác lớn nhất của thành phố biển này. Có diện tích hơn 20.000 m2, bãi rác được thiết kế khu một để chôn lấp rác và hai khu còn lại để lắng lọc nước thải, xử lý ô nhiễm trước khi xả ra môi trường.Vị trí của bãi rác (mũi tên đỏ) gần khu vực chợ Mới (chợ hải sản lớn nhất Sầm Sơn), trường học THPT Nguyễn Thị Lợi (phường Trung Sơn) và nhiều tuyến đường huyết mạch của thành phố. Ảnh: Google Maps.Khoảng 5 năm trở lại đây, do dân số gia tăng, cơ sở hạ tầng mọc lên nhiều và cộng thêm lượng du khách đến với Sầm Sơn ngày một đông nên bãi rác quá tải, ngày càng phình to.Đứng từ xa cũng có thể quan sát thấy rác chất cao.Bãi rác nằm sát con sông Đơ - dòng sông đổ ra cửa biển Sầm Sơn.Do quá tải, những năm qua nước thải thường xuyên rò rỉ ra sông.Năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Dự án nâng cấp, cải tạo bãi rác thải Sầm Sơn với tổng giá trị đầu tư ban đầu 26,3 tỷ đồng. Dự án nhằm giảm ô nhiễm môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực xung quanh.Tuy nhiên, việc rác ngày càng nhiều, ùn ứ tràn ra ngoài bãi.Hàng rào cao khoảng 2 m không che chắn nổi bãi rác với khu vực ruộng của người dân. Theo phản ánh, nhiều hộ đã phải bỏ hoang ruộng lúa quanh đây vì nước thải gây ô nhiễm, chết lúa.Một số hộ cố gắng trồng trọt thì thường hứng chịu mùi hôi và mắc phải các căn bệnh da liễu. Theo người dân, mỗi khi có gió Tây Nam, mùi hôi xuất hiện trên phạm vi rộng, đặc biệt, là các khu dân cư xung quanh như phường Bắc Sơn, Trung Sơn và Quảng Tiến.Bà Lê Thị Huấn (phố Khánh Tiến, phường Trung Sơn) cho biết bãi rác làm đảo lộn cuộc sống của bà con 5-6 năm nay. "Ăn cơm chúng tôi phải mắc màn vì quá nhiều ruồi nhặng, ngày thì phải đeo khẩu trang hoặc đóng cửa vì mùi từ bãi quá thối. Đã có nhiều người mắc bệnh về đường hô hấp, lo nhất là các cháu nhỏ và người già", bà Huấn nói.Ông Nguyễn Hữu Hào (75 tuổi) cho biết trong các cuộc họp, đặc biệt trong các cuộc tiếp xúc cử tri, bà con đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên về việc ô nhiễm cũng như đề nghị phương án nâng cấp hoặc di dời bãi rác nhưng chính quyền vẫn bỏ ngỏ. Không thể chịu cảnh ngày đêm bãi rác "bức tử", 3 hộ dân sống xung quanh bãi rác đã bỏ nhà đi nơi khác sinh sống.
Bãi rác Sầm Sơn (phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1997 và là bãi rác lớn nhất của thành phố biển này. Có diện tích hơn 20.000 m2, bãi rác được thiết kế khu một để chôn lấp rác và hai khu còn lại để lắng lọc nước thải, xử lý ô nhiễm trước khi xả ra môi trường.
Vị trí của bãi rác (mũi tên đỏ) gần khu vực chợ Mới (chợ hải sản lớn nhất Sầm Sơn), trường học THPT Nguyễn Thị Lợi (phường Trung Sơn) và nhiều tuyến đường huyết mạch của thành phố. Ảnh: Google Maps.
Khoảng 5 năm trở lại đây, do dân số gia tăng, cơ sở hạ tầng mọc lên nhiều và cộng thêm lượng du khách đến với Sầm Sơn ngày một đông nên bãi rác quá tải, ngày càng phình to.
Đứng từ xa cũng có thể quan sát thấy rác chất cao.
Bãi rác nằm sát con sông Đơ - dòng sông đổ ra cửa biển Sầm Sơn.
Do quá tải, những năm qua nước thải thường xuyên rò rỉ ra sông.
Năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Dự án nâng cấp, cải tạo bãi rác thải Sầm Sơn với tổng giá trị đầu tư ban đầu 26,3 tỷ đồng. Dự án nhằm giảm ô nhiễm môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực xung quanh.
Tuy nhiên, việc rác ngày càng nhiều, ùn ứ tràn ra ngoài bãi.
Hàng rào cao khoảng 2 m không che chắn nổi bãi rác với khu vực ruộng của người dân. Theo phản ánh, nhiều hộ đã phải bỏ hoang ruộng lúa quanh đây vì nước thải gây ô nhiễm, chết lúa.
Một số hộ cố gắng trồng trọt thì thường hứng chịu mùi hôi và mắc phải các căn bệnh da liễu. Theo người dân, mỗi khi có gió Tây Nam, mùi hôi xuất hiện trên phạm vi rộng, đặc biệt, là các khu dân cư xung quanh như phường Bắc Sơn, Trung Sơn và Quảng Tiến.
Bà Lê Thị Huấn (phố Khánh Tiến, phường Trung Sơn) cho biết bãi rác làm đảo lộn cuộc sống của bà con 5-6 năm nay. "Ăn cơm chúng tôi phải mắc màn vì quá nhiều ruồi nhặng, ngày thì phải đeo khẩu trang hoặc đóng cửa vì mùi từ bãi quá thối. Đã có nhiều người mắc bệnh về đường hô hấp, lo nhất là các cháu nhỏ và người già", bà Huấn nói.
Ông Nguyễn Hữu Hào (75 tuổi) cho biết trong các cuộc họp, đặc biệt trong các cuộc tiếp xúc cử tri, bà con đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên về việc ô nhiễm cũng như đề nghị phương án nâng cấp hoặc di dời bãi rác nhưng chính quyền vẫn bỏ ngỏ. Không thể chịu cảnh ngày đêm bãi rác "bức tử", 3 hộ dân sống xung quanh bãi rác đã bỏ nhà đi nơi khác sinh sống.