Tên lửa chống hạm khiến nhóm tàu sân bay Mỹ yếu thế

Google News

(Kiến Thức) - Tên lửa chống hạm nhiều tầm bắn của Trung Quốc được các chuyên gia cảnh báo rằng khiến nhóm tàu sân bay Mỹ bị đe dọa.

Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) mới đây đã phát hành báo cáo “cảnh báo đỏ” cho rằng, việc Trung Quốc phát triển tên lửa chống hạm kết hợp với nền tảng khác nhau có thể hình thành một khả năng “chống tiếp cận và ngăn chặn khu vực” hơn 600 hải lý đến tận đảo Guam, khiến tàu sân bay Mỹ đối mặt với “mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng”.
Báo cáo với chủ đề “Cảnh báo đỏ: mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với tàu sân bay Mỹ” do nhà nghiên cứu dự án phòng thủ chiến lược và đánh giá của CNAS Kelley Sayler viết, đã đánh giá tất cả mối đe dọa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa mà tàu sân bay của nước này phải đối mặt. Tập trung phân tích những thách thức về khả năng “chống tiếp cận và ngăn chặn khu vực” (A2/AD) mà Trung Quốc đang phát triển. Đồng thời báo cáo cũng đưa ra kết luận: tàu sân bay Mỹ sẽ không thể an toàn trong trường hợp xảy ra xung đột.
Ten lua chong ham khien nhom tau san bay My yeu the
 Tàu sân bay Mỹ đối mặt với thách thức từ Trung Quốc.
Theo báo cáo này, tuy Hải quân Mỹ từ lâu được hưởng tự do hàng hải mọi nơi trên thế giới, nhưng thời đại thống trị không bị thách thức này có thể sẽ kết thúc.
Vì những năm gần đây, một số quốc gia gồm Trung Quốc, Nga và Iran tăng cường đầu tư khả năng “chống tiếp cận và ngăn chặn khu vực”, bao gồm tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa đạn đạo chống hạm, tàu ngầm, tàu sân bay và hệ thống phòng không hiện đại. Những công năng này có thể được mở rộng trong mấy năm tới, hơn bao giờ hết là hạn chế hoạt động tác chiến của tàu sân bay Mỹ.
Báo cáo chỉ ra, hơn chục năm qua, tàu sân bay và nhóm chiến đấu (CVWs) liên quan khác của Mỹ là biểu tượng mạnh mẽ cho sức mạnh quân sự của nước này. Hiện nay Mỹ có 10 tàu sân bay đều có trọng tải 100.000 tấn trở lên và có thể chở hơn 70 máy bay.
Trong bất kỳ thời điểm nào đều có 2 đến 4 tàu sân bay triển khai ở nước ngoài. Nhưng với khả năng A2/AD không ngừng được mở rộng, Mỹ sẽ đối mặt với một lựa chọn: mở rộng phạm vi hoạt động của tàu sân bay, có thể vượt qua bán kính tác chiến của máy bay chiến thuật không cần tiếp nhiên liệu trên không hoặc là chịu nguy cơ thiệt hại về sinh mệnh và tài sản.
Ten lua chong ham khien nhom tau san bay My yeu the-Hinh-2
 Tàu khu trục DDG-1000 của Hải quân Mỹ
Ba thách thức của hệ thống Trung Quốc đối với tàu sân bay Mỹ
Hệ thống vũ khí tầm ngắn gồm hệ thống có khả năng làm việc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý(EEZ) của Trung Quốc hoặc trong phạm vi khu vực tranh chấp chủ quyền với nước khác. Các vũ khí như tên lửa phòng không (SAMS) S-300 và HQ-9, tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 và thiết bị bay chiến thuật không người lái (UAV) đều có thể vươn tới Đài Loan.
Hệ thống vũ khí tầm trung bao gồm khả năng hoạt động trong phạm vi xa 600 hải lý, như tên lửa hành trình chống hạm bắn từ tàu ngầm, chiến đấu cơ J-10, máy bay ném bom và tàu mặt nước mang tên lửa.
Trong trường hợp xảy ra xung đột, những vũ khí này có thể sử dụng trên khắp vùng biển Hoa Đông và biển Đông, có thể vươn tới Nhật Bản từ phía Bắc và đến chuỗi đảo thứ nhất của Philippin từ phía Nam.
Hệ thống tầm xa gồm hệ thống có khả năng hoạt động hơn 600 hải lý, như tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBMs) DF-21D và DF-26, tên lửa hành trình chống hạm phóng tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn và máy bay ném bom, tên lửa YJ-12 do máy bay Su-27, J-11 có bán kính tác chiến 750 hải lý và J-20 có bán kính tác chiến 1.000 hải lý phóng. Những vũ khí này có thể kéo dài đến chuỗi đảo thứ 2, gồm đảo Guam, toàn bộ vịnh Bengal và phần lớn biển Ả Rập.
Ten lua chong ham khien nhom tau san bay My yeu the-Hinh-3
 Tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Tại phiên điều trần quốc hội Mỹ gần đây Tư lệnh Thái Bình Dương nước này Harry B. Harris Jr. thừa nhận tên lửa DF-21 và DF-26 tạo thành mối đe dọa đối với biên đội tàu sân bay Mỹ.
Cuối cùng, báo cáo đưa ra chính sách ứng phó của Mỹ. Đầu tiên, tăng cường phạm vi tác chiến của nhóm máy bay trên tàu sân bay, để tàu sân bay có thể hoạt động ở phạm vi 1.000 – 1.500 hải lý, điều này cần phải dựa vào hệ thống máy bay không người lái có khả năng tấn công lớn trên tàu sân bay.
Hai là, quân đội Mỹ có thể di chuyển trọng tâm từ tàu sân bay Ford đến tàu ngầm và tàu không người lái dưới nước có thể hoạt động gần đối phương.
Hoặc có thể kết hợp hai phương pháp này, để có được sự cân bằng giữa lực lượng tấn công và lực lượng sinh tồn. Ngoài ra Mỹ còn phải phát triển công nghệ hiện đại như vũ khí chống ngầm tầm xa, pháo điện từ.
Bằng Hữu

Bình luận(0)