Khi đang vô tình lọt vào khu vực mà người Mỹ quy định là vùng “bắn phá tự do” (free-fire-zone), cô bé 12 tuổi Nguyễn Thị Tròn đã bị đạn súng máy từ trực thăng Mỹ bắn cụt chân phải. Phóng viên ảnh nổi tiếng Larry Burrows đã gặp Tròn và thực hiện một loạt ảnh về cuộc sống của em. Trong bức ảnh này, Tròn đang chờ được lắp chân giả. Vào thời điểm đó, Tròn và bố mẹ đang tản cư tại làng An Diên, gần căn cứ Lai Khê (nay thuộc địa phận huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Trước đó, ngôi làng cũ gần Sài Gòn nơi Tròn và gia đình sinh sống đã bị lính Mỹ xóa sổ do nằm trong vùng kiểm soát của quân Giải phóng. Vào ngày định mệnh, Tròn vào rừng với ý định hái rau rừng để đem ra chợ bán. Em còn hứa với hai đứa em trai và em gái rằng sẽ cho tiền mua quà sau khi bán được rau. Cô bé không biết rằng bi kịch đau đớn sắp xảy đến với mình. Tròn đã đi vào khu rừng gần làng theo chiếc xe bò của một ông già nhặt củi cùng người bạn. Họ biết rằng đó là một khu vực nguy hiểm, nhưng không thể hiểu đó là khu “Free-fire-zone”, nơi người Mỹ cho rằng tất cả các vật thể chuyển động đều là "Việt Cộng", và họ có quyền khai hỏa để tiêu diệt mục tiêu ngay lập tức.
Mọi việc diễn biến rất nhanh. Trực thăng Mỹ xuất hiện và bắn xối xả. Ông lão trúng đạn chết ngay bên chiếc xe bò. Cô bạn tên Hải bị thương ở bụng, còn Tròn bị đạn găm vào chân. Em không có cảm giác đau mà chỉ cảm thấy bị tê liệt, và cố gắng lết ra khỏi khu rừng.Lính Mỹ nhanh chóng đổ bộ xuống hiện trường và phát hiện ra rằng nạn nhân của họ là một ông già và hai bé gái. Họ đưa Tròn lên máy bay trực thăng và chở về bệnh viện ở Củ Chi. Ảnh: Tròn nhận chiếc chân giả của mình.
Tròn tỏ ra không sợ lính Mỹ. Trong tâm trí em lúc đó chỉ có hai nỗi lo, thứ nhất là không có tiền để trả cho “vé” đi máy bay, thứ hai là không thể đi về nhà với chiếc chân như vậy. Ảnh: Tròn và con búp bê được người Mỹ tặng khi ở trong bệnh viện.
Một ngày sau, mẹ Tròn đến gặp em trong bệnh viện. Họ được sĩ quan Mỹ đưa khoản tiền tương đương 35 USD để bồi thường cho “tai nạn” xảy ra trong rừng. Gần 1/3 của số tiền này ngay sau đó được dùng để trả cho việc truyền máu của bệnh viện. Ảnh: Tròn và mẹ tại trung tâm phục hồi chức năng.
Cuộc đời của Nguyễn Thị Tròn từ đó bước sang một trang mới…Tiếng động cơ máy bay trực thăng trở thành một nỗi ám ảnh đối với Tròn. Với sự hỗ trợ của Hội Chữ Thập Đỏ, Tròn được cấp một chiếc chân giả. Em bắt đầu tập cách đi lại mà không cần nạng và sự trợ giúp của người khác.
Em cũng được tạo điều kiện để đi học lớp 2 tại một ngôi trường ở Bến Cát.
Tròn mong muốn khi lớn lên sẽ làm một thợ may và lấy được một người chồng tốt. Tròn được bố giúp làm bài tập ở nhà.
Dù phải chịu đựng thương tật vĩnh viễn, nhưng hiếm khi Tròn tỏ ra buồn bã hay bi quan. Em thậm chí còn tập đi xe đạp... Xung quanh Tròn luôn có những người bạn.
Và tất cả đều cố gắng làm em cười...
Khi đang vô tình lọt vào khu vực mà người Mỹ quy định là vùng “bắn phá tự do” (free-fire-zone), cô bé 12 tuổi Nguyễn Thị Tròn đã bị đạn súng máy từ trực thăng Mỹ bắn cụt chân phải. Phóng viên ảnh nổi tiếng Larry Burrows đã gặp Tròn và thực hiện một loạt ảnh về cuộc sống của em. Trong bức ảnh này, Tròn đang chờ được lắp chân giả.
Vào thời điểm đó, Tròn và bố mẹ đang tản cư tại làng An Diên, gần căn cứ Lai Khê (nay thuộc địa phận huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Trước đó, ngôi làng cũ gần Sài Gòn nơi Tròn và gia đình sinh sống đã bị lính Mỹ xóa sổ do nằm trong vùng kiểm soát của quân Giải phóng.
Vào ngày định mệnh, Tròn vào rừng với ý định hái rau rừng để đem ra chợ bán. Em còn hứa với hai đứa em trai và em gái rằng sẽ cho tiền mua quà sau khi bán được rau. Cô bé không biết rằng bi kịch đau đớn sắp xảy đến với mình.
Tròn đã đi vào khu rừng gần làng theo chiếc xe bò của một ông già nhặt củi cùng người bạn. Họ biết rằng đó là một khu vực nguy hiểm, nhưng không thể hiểu đó là khu “Free-fire-zone”, nơi người Mỹ cho rằng tất cả các vật thể chuyển động đều là "Việt Cộng", và họ có quyền khai hỏa để tiêu diệt mục tiêu ngay lập tức.
Mọi việc diễn biến rất nhanh. Trực thăng Mỹ xuất hiện và bắn xối xả. Ông lão trúng đạn chết ngay bên chiếc xe bò. Cô bạn tên Hải bị thương ở bụng, còn Tròn bị đạn găm vào chân. Em không có cảm giác đau mà chỉ cảm thấy bị tê liệt, và cố gắng lết ra khỏi khu rừng.
Lính Mỹ nhanh chóng đổ bộ xuống hiện trường và phát hiện ra rằng nạn nhân của họ là một ông già và hai bé gái. Họ đưa Tròn lên máy bay trực thăng và chở về bệnh viện ở Củ Chi. Ảnh: Tròn nhận chiếc chân giả của mình.
Tròn tỏ ra không sợ lính Mỹ. Trong tâm trí em lúc đó chỉ có hai nỗi lo, thứ nhất là không có tiền để trả cho “vé” đi máy bay, thứ hai là không thể đi về nhà với chiếc chân như vậy. Ảnh: Tròn và con búp bê được người Mỹ tặng khi ở trong bệnh viện.
Một ngày sau, mẹ Tròn đến gặp em trong bệnh viện. Họ được sĩ quan Mỹ đưa khoản tiền tương đương 35 USD để bồi thường cho “tai nạn” xảy ra trong rừng. Gần 1/3 của số tiền này ngay sau đó được dùng để trả cho việc truyền máu của bệnh viện. Ảnh: Tròn và mẹ tại trung tâm phục hồi chức năng.
Cuộc đời của Nguyễn Thị Tròn từ đó bước sang một trang mới…
Tiếng động cơ máy bay trực thăng trở thành một nỗi ám ảnh đối với Tròn.
Với sự hỗ trợ của Hội Chữ Thập Đỏ, Tròn được cấp một chiếc chân giả. Em bắt đầu tập cách đi lại mà không cần nạng và sự trợ giúp của người khác.
Em cũng được tạo điều kiện để đi học lớp 2 tại một ngôi trường ở Bến Cát.
Tròn mong muốn khi lớn lên sẽ làm một thợ may và lấy được một người chồng tốt.
Tròn được bố giúp làm bài tập ở nhà.
Dù phải chịu đựng thương tật vĩnh viễn, nhưng hiếm khi Tròn tỏ ra buồn bã hay bi quan. Em thậm chí còn tập đi xe đạp...
Xung quanh Tròn luôn có những người bạn.
Và tất cả đều cố gắng làm em cười...