Ngoạn mục cảnh Mặt trời chiếu sáng bề mặt vệ tinh sao Hỏa

Google News

(Kiến Thức) - Một cuộc chạm trán giữa tàu vũ trụ Mars Express ngắn với mặt trăng vệ tinh sao Hỏa Phobos, chụp được hình ảnh của Phobos từ nhiều "góc pha" cung cấp chi tiết bề mặt thú vị của thế giới nhỏ bé này.

Mới đây, tàu sứ mệnh Mars Express của Châu Âu trên quỹ đạo xung quanh hành tinh Đỏ gần đây thoáng thấy mặt trăng vệ tinh Phobos đi ngang qua ở khoảng cách 1.500 dặm (2.400 km).

Mặc dù đó là một cái nhìn xa xăm, Mars Express là tàu vũ trụ duy nhất có thể có được cái nhìn thoáng qua về Phobos qua hình ảnh thú vị mới nhất.

Mars Express đã chụp được 41 hình ảnh của Phobos vào ngày 17 /11, cho thấy các miệng hố, dấu vết và thậm chí là các nếp nhăn trải dài hoặc vết trầy xước trên bề mặt, Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết trong một tuyên bố.

Điển hình là hình ảnh chụp vùng Stickney Crater, chiếm gần một nửa đường kính 16 dặm (26 km) của Phobos. Có thể trong quá khứ, các mảnh vỡ hoặc lực kéo sao Hỏa đã tác động lên mặt trăng, khiến Phobos có thể có những vết xước này.

Ngoan muc canh Mat troi chieu sang be mat ve tinh sao Hoa

Nguồn ảnh: Spaceflight Now. 

Nhóm khoa học cho biết họ đặc biệt hài lòng khi Mars Express chụp được hình ảnh của Phobos từ nhiều "góc pha", nghĩa là góc giữa nguồn sáng (là mặt trời) và tàu vũ trụ quan sát.

"Hình ảnh thu được trên một loạt các góc pha, cực kỳ hữu ích cho các nhà khoa học", ESA nói thêm.

"Các bóng khác nhau được tạo ra khi vị trí của mặt trời thay đổi so với đối tượng mục tiêu: Điều này chiếu sáng và làm nổi bật các đặc điểm bề mặt và cho phép tính toán chiều cao, độ sâu phù điêu và tiết lộ nhiều về độ nhám, độ xốp và độ phản xạ của chính vật liệu bề mặt mặt trăng".

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Sputnik)

>> xem thêm

Bình luận(0)