Ngày 15/3, sau khi cơ quan chức năng phá bậc tam cấp trên vỉa hè phố Xã Đàn (phường Phương Liên, Đống Đa), khu vực này giống như một đại công trường ngổn ngang vật liệu xây dựng.Nhiều người dân cho biết, sau khi bị phá bậc tam cấp, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ kinh doanh.Nhiều gia đình phải dùng thang sắt để khách di chuyển vào bên trong cửa hàng, thay vì đi lên 3 bậc tam cấp như trước kia. Ảnh chụp trước số nhà 269 Xã Đàn.Nền nhà cửa hàng hoa tươi số 263 Xã Đàn cao hơn vỉa hè 80 cm. Sắp tới, người chủ này phải bố trí làm bậc tam cấp lui vào bên trong nhà sao cho hợp lý và thẩm mỹ.Nhân viên quán cà phê số 326 Xã Đàn buồn bã ngồi chờ khách. Anh cho biết hôm nay cả doanh thu của quán chỉ được 300.000 đồng, chỉ bằng 1/8 so với những ngày trước do khách ngại bước vào quán.Việc di chuyển gặp nhiều khó khăn tại mặt tiền các cửa hàng kinh doanh trên đường Xã Đàn khiến thu nhập của họ giảm sút.Người đàn ông này cho biết gia đình anh và nhiều hộ kinh doanh khác không được phổ biến việc cơ quan chức năng sẽ phá bậc tam cấp để mở rộng vỉa hè. "Đùng một cái họ mang máy khoan đến để phá hàng loạt bậc tam cấp", anh không hài lòng nói.Cảnh lên xuống khó khăn của trẻ em sau mỗi giờ tan học......khổ hơn là phụ nữ mang giày cao gót, khi phải bước qua đống đá gạch ngổn ngang.Trước cửa một ngân hàng lớn, chiếc thang sắt mới tinh được làm ngay trong ngày để làm cầu nối cho khách hàng và nhân viên lên xuống. Nền nhà và vỉa hè khu vực này chênh lệch 70 đến 80 cm.Trẻ em ra khỏi nhà là gặp đống phế thải xây dựng sau khi bị phá.Người rút tiền ở cột ATM cũng khó khăn với ngổn ngang đất đá.Một số hộ dân tự thu dọn và thiết kế lại khu vực mặt tiền nhà mình chiều 15/3.Phố Xã Đàn từng là con đường đắt nhất Việt Nam cách đây 10 năm, tổng vốn đầu tư hơn 730 tỷ đồng cho 1,1 km. Tuyến phố chạy song song đường Đê La Thành với khoảng cách chỉ vài chục mét trong khi cao độ chênh lệch lớn. Nhiều căn nhà có hai mặt tiền, xây trước khi phố Xã Đàn hoàn thành và có nền cao hơn hẳn phần đường ở phía này.
Ngày 15/3, sau khi cơ quan chức năng phá bậc tam cấp trên vỉa hè phố Xã Đàn (phường Phương Liên, Đống Đa), khu vực này giống như một đại công trường ngổn ngang vật liệu xây dựng.
Nhiều người dân cho biết, sau khi bị phá bậc tam cấp, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ kinh doanh.
Nhiều gia đình phải dùng thang sắt để khách di chuyển vào bên trong cửa hàng, thay vì đi lên 3 bậc tam cấp như trước kia. Ảnh chụp trước số nhà 269 Xã Đàn.
Nền nhà cửa hàng hoa tươi số 263 Xã Đàn cao hơn vỉa hè 80 cm. Sắp tới, người chủ này phải bố trí làm bậc tam cấp lui vào bên trong nhà sao cho hợp lý và thẩm mỹ.
Nhân viên quán cà phê số 326 Xã Đàn buồn bã ngồi chờ khách. Anh cho biết hôm nay cả doanh thu của quán chỉ được 300.000 đồng, chỉ bằng 1/8 so với những ngày trước do khách ngại bước vào quán.
Việc di chuyển gặp nhiều khó khăn tại mặt tiền các cửa hàng kinh doanh trên đường Xã Đàn khiến thu nhập của họ giảm sút.
Người đàn ông này cho biết gia đình anh và nhiều hộ kinh doanh khác không được phổ biến việc cơ quan chức năng sẽ phá bậc tam cấp để mở rộng vỉa hè. "Đùng một cái họ mang máy khoan đến để phá hàng loạt bậc tam cấp", anh không hài lòng nói.
Cảnh lên xuống khó khăn của trẻ em sau mỗi giờ tan học...
...khổ hơn là phụ nữ mang giày cao gót, khi phải bước qua đống đá gạch ngổn ngang.
Trước cửa một ngân hàng lớn, chiếc thang sắt mới tinh được làm ngay trong ngày để làm cầu nối cho khách hàng và nhân viên lên xuống. Nền nhà và vỉa hè khu vực này chênh lệch 70 đến 80 cm.
Trẻ em ra khỏi nhà là gặp đống phế thải xây dựng sau khi bị phá.
Người rút tiền ở cột ATM cũng khó khăn với ngổn ngang đất đá.
Một số hộ dân tự thu dọn và thiết kế lại khu vực mặt tiền nhà mình chiều 15/3.
Phố Xã Đàn từng là con đường đắt nhất Việt Nam cách đây 10 năm, tổng vốn đầu tư hơn 730 tỷ đồng cho 1,1 km. Tuyến phố chạy song song đường Đê La Thành với khoảng cách chỉ vài chục mét trong khi cao độ chênh lệch lớn. Nhiều căn nhà có hai mặt tiền, xây trước khi phố Xã Đàn hoàn thành và có nền cao hơn hẳn phần đường ở phía này.