Mỹ bất lực trước tên lửa hành trình BrahMos (1)

Google News

(Kiến Thức) - Tên lửa hành trình BrahMos là một trong vũ khí diệt tàu chiến đáng sợ nhất hiện nay, với tốc độ Mach 3 nó thực sự là thách thức lớn.

Trang Defence News gần đây đã đăng tải một bài viết có tựa đề “Làm thế nào để hạ gục thần chết Brahmos?”. Tác giả của bài viết đã rất tự tin khi nêu ra những cách để các tàu chiến Mỹ chống lại những các tên lửa diệt hạm Nga.
Họ chọn Brahmos - một sản phẩm phối hợp giữa Nga và Ấn Độ - làm đối tượng cho bài viết, vì đây là tên lửa diệt hạm siêu âm hiện đại, với tốc độ rất cao và uy lực mạnh. Nó được phát triển dựa trên thiết kế tên lửa chống hạm siêu âm Oniks do Nga phát triển, biến thể xuất khẩu là P-800 Yakhont đã được cung cấp cho Syria, Việt Nam.
My bat luc truoc ten lua hanh trinh BrahMos (1)
 Bắn thử tên lửa Brahmos trên tàu khu trục.
Ưu nhược điểm tên lửa hành trình BrahMos
Các chuyên gia quân sự đều thừa nhận rằng, tên lửa hành trình BrahMos có những ưu điểm sau:
- Tốc độ Mach 3 (2.500-3.000km/h) khiến cho tên lửa rất khó bị phát hiện và đánh chặn
- Đầu đạn bán xuyên giáp nặng 300kg gây thiệt hại lớn nếu đánh trúng mục tiêu
- Động năng đầu đạn lớn có thể phá hủy các tàu nhỏ và làm bị thương những tàu lớn hơn
- Khả năng vận động tốt, đường bay thấp rất khó đánh chặn
- Tầm bắn 300km với đường bay hành trình cao và hạ thấp khi tiếp cận mục tiêu. Có thể tăng lên hơn 400km nếu như không dùng đường bay thấp.
- Tên lửa không có cánh nên tiết diện giảm, khó bắn hạ.
Tuy rất mạnh mẽ, nhưng Brahmos cũng có một số hạn chế nhất định:
- Tầm bắn giảm xuống chỉ còn 120km khi sử dụng đường bay thấp trong toàn hành trình
- Tên lửa không có biện pháp để đối phó với tên lửa phòng không đánh chặn.
Có rất nhiều tin đồn cho rằng tên lửa hành trình Brahmos không thể bị bắn hạ. Điều này chủ yếu là do hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO chỉ được chuẩn bị để đối phó với những tên lửa diệt hạm có vận tốc Mach 1 đến Mach 1,5 của Nga thời Chiến tranh Lạnh. Tốc độ Mach 2 đến Mach 3 của các tên lửa Oniks/Brahmos đã làm kinh ngạc cả phương Tây, bởi họ chưa có biện pháp đối phó với chúng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Defence News, Hải quân Mỹ thì đã chuẩn bị nhiều biện pháp chống tên lửa để đối phó với sức mạnh Nga.
Tên lửa phòng không tầm xa
Cách tốt nhất để bảo vệ Hạm đội Hải quân Mỹ là sử dụng tên lửa phòng không tầm xa để bắn hạ các máy bay địch mang tên lửa diệt hạm, trước khi chúng có thể khai hỏa. Có thể hiểu các tên lửa phòng không tầm xa là những loại có tầm diệt mục tiêu từ 80-250km như SM-2, SM-6, Aster 30, HQ9, S-300F, 9M96E (phiên bản hải quân của S-400)… Tuy nhiên, hãy chỉ nên xem xét những loại tên lửa có nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với Brahmos.
Hải quân Mỹ trang bị tên lửa phòng không tầm xa tiêu chuẩn SM-2 trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga của mình. SM-2 có tầm bắn trên 90km, cùng đầu dò radar bán chủ động (radar của tàu chiến sẽ chiếu xạ mục tiêu để đầu dò trên tên lửa bám theo tiêu diệt). Nhưng tàu khu trục Arleigh Burke của Hải quân Mỹ chỉ có 3 radar điều khiển hỏa lực AN/SPG-62, nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối phó với một cuộc tấn công ồ ạt.
My bat luc truoc ten lua hanh trinh BrahMos (1)-Hinh-2
 Tàu khu trục Arleigh Burke chỉ có thể "trụ" được trước tối đa 12 tên lửa diệt hạm Brahmos.
Thông thường, một khi phát hiện ra tên lửa đối phương ở giai đoạn hành trình với độ cao lớn, các tên lửa SM-2 sẽ được phóng lên đánh chặn. Với mỗi tên lửa diệt hạm cận âm thường sử dụng 2-3 tên lửa SM-2. Có thể đưa ra dự đoán để đánh chặn một tên lửa Brahmos cần sử dụng 4-5 tên lửa SM-2.
Tuy nhiên, cần nhắc lại là SM-2 được thiết kế để đánh chặn các tên lửa diệt hạm thế hệ cũ của Liên Xô, có tốc độ bay Mach 1 đến Mach 1,5, chứ không phải Mach 2 hay Mach 3 như tên lửa hành trình diệt hạm Brahmos. Vì vậy, sẽ rất khó khăn cho SM-2 để đánh chặn Brahmos, đặc biệt là khi bên tấn công chọn giải pháp tiếp cận cự li gần dưới 120km để tên lửa bay thấp toàn hành trình.
"Rất may, Hải quân Mỹ vẫn còn SM-6, loại tên lửa phòng không này có thể đối phó được với những tên lửa siêu thanh bay sát mặt biển, và là vũ khí quan trọng để bảo vệ hạm đội Mỹ khỏi Brahmos", Defence News viết.
Tên lửa phòng không tầm trung
Nếu xem xét kịch bản trong đó một tàu khu trục Arleigh Burke làm nhiệm vụ hộ tống liên đội tàu sân bay (CBG). Con tàu phải đối mặt với 8 tên lửa diệt hạm Brahmos. Một khi các tên lửa bị máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không phát hiện ở cự li trên 150km, thủ tục thông thường là tung các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay để bắn hạ tên lửa. Nhưng trong trường hợp tên lửa bay với vận tốc gấp 3 lần âm thanh thì thời gian phản ứng của máy bay giảm xuống chỉ còn 1/3. Do đó, cơ hội chặn đánh của máy bay chiến đấu là rất ít.
Còn nếu nghiên cứu một kịch bản khi khu trục Arleigh Burke phải tác chiến đơn độc, thì nó sẽ chỉ phát hiện được tên lửa ở khoảng cách 25-30km. Theo chuyên gia Defence News, giả sử vận tốc của tên lửa là 1km/s, Arleigh Burke sẽ chỉ có 25-30 giây để chống lại 8 tên lửa. Tên lửa phòng không tầm xa lúc này là vô ích, mà chỉ có các tên lửa tầm trung Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM) với số lượng lớn và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.
Do có số lượng lớn tên lửa phòng không tầm trung, nên Arleigh Burke có thể tung ra đòn đánh với 16-24 tên lửa ESSM về phía các tên lửa Brahmos. Theo lí thuyết, với 4 tên lửa ESSM tấn công một mục tiêu, xác suất đánh chặn là 100%.
Tuy nhiên, thực tế không tốt đẹp như vậy, bắn hết 24 đạn ESSM mất 24 giây. 24 tên lửa có thể chia nhau để tấn công 6 tên lửa Brahmos, nhưng kể cả khi đánh chặn thành công thì những vụ nổ của tên lửa ở tầm gần cũng sẽ gây thiệt hại cho tàu khu trục Arleigh Burke. Chưa kể đến 2 trong số 8 tên lửa chưa bị đánh chặn. Và sự việc sẽ khủng khiếp hơn nếu như Arleigh Burke bị tấn công bởi cùng lúc 16 tên lửa Brahmos (nhiều tàu khu trục mới của Nga và Ấn Độ có khả năng như vậy).
"Hệ thống CIWS Phalanx và những giải pháp chế áp mềm là chốt chặn để chống lại 2 tên lửa Brahmos còn lại, dù rất khó khăn. Có thể đưa ra nhận định: Giới hạn một tàu khu trục Arleigh Burke chịu đựng được là 12 tên lửa Brahmos. Nếu gặp phải một tàu khu trục thế hệ mới với đòn đánh bằng 16 tên lửa Brahmos, chắc chắn Arleigh Burke sẽ bị đánh chìm", Defence News nhận định.
Qua ví dụ với tàu khu trục Arleigh Burke, có thể thấy rằng: Nếu một tàu chiến chỉ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, ngắn và cực ngắn, nó sẽ rất khó có cơ hội sống sót trong cuộc đối đầu với tên lửa diệt hạm hiện đại. Với Brahmos, cơ hội đó còn giảm đi 3 lần. Nhiều lực lượng hải quân đã sử dụng hệ thống phòng thủ nhiều tầng với hệ thống AEW (cảnh báo sớm) để bảo vệ tàu chiến của mình.
Nếu tác chiến đơn độc, các tàu chiến trang bị hệ thống Aegis sẽ không thể đối phó với những cuộc tấn công của 20-30 tên lửa diệt hạm như Brahmos. Nhưng ưu thế của hệ thống Aegis có thể kết hợp dữ liệu từ radar của các tàu và máy bay trong hạm đội để tạo ra bức tranh toàn cảnh về không gian chiến trường.
Các tàu chiến trang bị Aegis được nhận dữ liệu từ các máy bay cảnh báo sớm E-2, cho phép nó có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa ở cự li trên 100km. Với một liên đội tàu sân bay có 3 tàu hộ tống trang bị hệ thống Aegis, 48 máy bay chiến đấu trong đó có 8 chiếc tuần tra thường trực, và 2 máy bay E-2 với radar vượt đường chân trời, sẽ cần đến 64 tên lửa Brahmos để làm “bão hòa” hệ thống phòng thủ của liên đội này.
My bat luc truoc ten lua hanh trinh BrahMos (1)-Hinh-3
 Các tàu ngầm Yasen của Nga là mối đe dọa rất lớn với các tàu chiến Mỹ.
Brahmos có tầm bắn 300km với đường bay hỗn hợp và 120km ở độ cao thấp trong toàn hành trình. Điều có nghĩa là tên lửa không thể được phóng đi từ ngoài tầm radar của liên đội tàu sân bay. Dĩ nhiên, cần tính đến trường hợp các tàu ngầm Yasen của Nga, với trang bị 32 tên lửa Yakhont/Brahmos và có thể phóng tên lửa khi đang lặn.
Thanh Hoa

Bình luận(0)