The Australia đưa tin, Tập đoàn công nghiệp hành hải ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức có thể sẽ giành được hợp đồng cung cấp 12 tàu ngầm tấn công thế hệ mới cho Australia, với tổng trị giá lên tới 20 tỷ USD.
TKMS là một trong những công ty công nghiệp đóng tàu hàng đầu ở Đức, với kinh nghiệm hoạt động hơn 50 năm và là đối tác của hơn 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới từ những năm 1960. TKMS chuyên cung cấp mẫu tàu chiến và tàu ngầm cho Hải quân Đức và nhiều nước khác trên thế giới.
|
Hải quân Australia đang phải đau đầu tìm ứng cử viên thay thế cho mẫu tàu ngầm diesel điện lớp Collins sắp chính thức nghỉ hưu.
|
Động thái trên có thể được xem là bước đi mới của Australia, khi mà nước này khó có thể mua được các tàu ngầm diesel điện lớp Soryu từ
Nhật Bản với hàng loạt ràng buộc về mặt pháp lý.
Theo một nguồn tin thân cận từ TKMS cho biết, có nhiều khả năng Australia sẽ chọn mua một trong mẫu tàu ngầm do TKMS sản xuất, điểm đặc biệt là các tàu ngầm trên đều sẽ được sản xuất tại Australia và cũng như sẽ được TKMS chuyển giao công nghệ. Trong khi đó Hải quân Australia đang xem xét việc thay thế 6 tàu ngầm diesel điện lớp Collins cũ đang được trang bị và sẽ chính thức nghỉ hưu từ năm 2026.
Mặt khác, trong sách trắng
quốc phòng thường niên của Australia trong những năm gần đây cũng từng đề cập tới việc sẽ đóng mới ít nhất 12 tàu ngầm tấn công diesel điện thế hệ mới tại nước này. Mặc dù vào thời điểm đó Hải quân Australia vẫn chưa tìm được ứng cử viên thích hợp để thay thế các tàu ngầm lớp Collins.
|
Mặc dù tàu ngầm lớp Soryu là lựa chọn khả thi cho Australia nhưng hiến pháp Nhật Bản lại ngăn cản việc xuất khẩu mẫu tàu ngầm này.
|
Trong hàng loạt các quốc gia trên thế giới sở hữu công nghệ và các mẫu tàu ngầm diesel điện tương tự như của tàu ngầm lớp Collins gồm Pháp, Đức, Thụy Điển và Nhật Bản. Thì trong đó, lớp Soryu của Nhật Bản được đánh giá có nhiều điểm tương đồng nhất so với mẫu tàu ngầm của Australia.
Và từng có thông tin cho rằng Nhật Bản có thể sẽ xuất khẩu các tàu ngầm lớp Soryu cho Australia, tất nhiên là với một số sửa đổi để có thể phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân nước này. Tuy nhiên, Australia khó có thể sở hữu được mẫu tàu ngầm trên từ Nhật Bản trong một thời gian ngắn, khi mà hiến pháp Nhật Bản từ lâu đã hạn chế việc xuất khẩu các loại vũ khí do nước này phát triển sang một quốc gia khác và điều luật này vẫn đang trong quá trình được sửa đổi.
|
Trong ảnh là mô hình mẫu tàu ngầm diesel điện Type 216 do TKMS phát triển.
|
Trong khi đó, TKMS lại đưa ra cho Australia một lựa chọn khác là mẫu tàu ngầm diesel điện Type 216 với lượng giãn nước khoảng 4.000 tấn, và có thể hoạt động liên tục trong vòng 80 ngày với phạm vi hoạt động tối đa lên tới 19.300km. Mặc dù Type 216 vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng TKMS vẫn đảm bảo sẽ cho ra mắt chiếc Type 216 đầu tiên trước khi các tàu ngầm lớp Collins nghỉ hưu.
Dựa trên kế hoạch của TKMS thì chi phí để có thể đóng mới 12 tàu ngầm lớp Type 216 có thể lên tới 20 tỷ USD và con số này có thể sẽ thấp hơn dự kiến. Nhất là với khả năng các tàu ngầm trên sẽ được đóng tại các nhà máy đóng tàu thuộc công ty đóng tàu ASC của Australia, tương tự như các thương vụ mà TKMS đã từng thực hiện với các quốc gia khác như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.