Năm 1953, các kỹ sư tại Trung tâm Vũ khí Hải quân Mỹ đã tạo ra phiên bản đầu tiên của tên lửa AAM (tên lửa dẫn đường không đối không). Ba năm sau, phiên bản đầu tiên này đã được đưa vào sản xuất với tên gọi là Sidewinder AIM-9B, để rồi sau đó trở thành một loại tên lửa tiêu chuẩn của các lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ. Ngày nay, hơn 60 năm kể từ ngày tên lửa đó ra đời, các phiên bản hiện đại của nó vẫn tiếp tục là thứ vũ khí phòng không hàng đầu, sai khi đã chứng minh được khả năng của mình tỏng chiến trận đến cả trăm lần.
|
Tới tận ngày nay, tên lửa AIM-9 vẫn là thứ vũ khí không thể thiếu của Không quân Mỹ. Ảnh: Aviation.
|
Tìm nhiệt
Sidewinder là tên lửa tìm nhiệt, dò tìm dựa trên bức xạ hồng ngoại phát ra từ nhiệt xả của động cơ máy bay. Loại vũ khí này được thiết kế bắn tầm ngắn để sử dụng trong những cú nhào lộn và xoay vòng khi không chiến. Thế nên tên lửa AIM-9B chỉ có tầm bắn 2km, không khác biệt với các loại pháo tầm xa trên máy bay - nhưng khoảng cách này đã dần được nối rộng theo thời gian, lên tới dòng AIM-9X là 10km.
Tầm bắn chỉ là một trong những đặc điểm cải tiến trong suốt quãng thời gian dài phục vụ của Sidewinder. Một sự kiện mấu chốt là sự ra đời của tên lửa AIM-9L vào năm 1976. Trong những phiên bản trước đó, một chiếc máy bay phóng tên lửa phải bay ở sau mục tiêu để tên lửa có thể khóa mục tiêu hoàn toàn dựa trên tín hiệu nhiệt xả ra từ động cơ của máy bay đối phương. AIM-9L là vũ khí đầu tiên sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại nâng cao, với khả năng thực hiện khóa mục tiêu ngay cả khi được ngắm vào phía bên sườn hay thậm chí là mũi máy bay địch.
|
Tên lửa AIM-9. Ảnh: Military.
|
Ngoài ra, AIM-9L còn đoực gắn thêm một ngòi nổ lade gần đích chủ động, tự động kích nổ đầu đạn khi tên lửa đến gần máy bay địch. Các chương trình nâng cấp liên tiếp đã đảm bảo rằng tên lửa không đối không AIM-9 vẫn phù hợp với các điều kiện của chiến tranh hiện đại. Trong phiên bản AIM-9X mới mẻ, Sidewinder có cả những tính năng phân biệt giữa mục tiêu giả để như và nhiệt xả từ máy bay thật, khả năng dò tìm mục tiêu có tín hiệu thấp (như trực thăng) được cải thiện và giao diện công nghệ cao kết hợp với các hệ thống điều khiển được gắn lên mũ phi công (phi công khóa mục tiêu đơn giản bằng cách nhìn vào mục tiêu).
Phát triển trong chiến tranh
Cho đến nay đã có hơn 200.000 tên lửa Sidewinder được sản xuất, đồng thời chúng đã được bán hoặc được chế tạo theo bản quyền tại ít nhất 50 quốc gia. Tên lửa AIM-9 khó lòng mà đạt được tuổi thọ và độ thông dụng như vậy nếu không được thử nghiệm một cách triệt để trong chiến trận.
Thế nhưng, trong những ngày đầu tiên khi được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam nó đã gây thất vọng ê chề. Thiếu kinh nghiệm tác chiến tên lửa không đối không, cộng thêm tình trạng kém cỏi của công nghệ điện tử thời bấy giờ đã làm cho tỉ lệ bắn hạ máy bay đối phương chỉ vào khoảng 16%: 175 quả tên lửa phóng ra từ năm 1965 tới năm 1968 chỉ hạ được 28 phi cơ MiG các loại.
|
Các tên lửa AIM-9 được gắn lên máy bay F-4 của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Aviation.
|
Những cải tiến trong công nghệ và chiến thuật của tên lửa AIM-9 đã tăng cường đáng kể hiệu suất bắn hạ mục tiêu của nó vào những năm 1970 và đầu năm 1980, đặc biệt với sự ra đời của AIM-9L. Trong Chiến tranh Falkland năm 1982, máy bay Sea Harrier của Hải quân Anh đã có hiệu suất bắn rơi đến 80% khi sử dụng tên lửa AIM-9L bắn hạ máy bay của Arghentina. Lực lượng Không quân Israel cũng đã đạt tỷ lệ tương tự khi chiến đấu với các máy bay tiêm kích của Syria trên bầu trời Lebanon. Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, đã có 11 máy bay tiêm kích của Iraq bị bắn rơi bởi loại tên lửa này.
Nếu nói tên lửa Sidewinder là loại tên lửa không đối không có tầm ảnh hưởng lớn nhất kể từ năm 1945 cũng không ngoa chút nào. Các chương trình nâng cấp cho Sidewinder luôn đảm bảo rằng bầu trời trong tầm bắn của nó sẽ chứa đầy nguy hiểm cho bất cứ máy bay địch nào.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh bắn thử tên lửa AIM-9X.