Cụ thể, vào ngày 12/10, ông Phan Văn Trung từ Trạm quản lý bảo vệ rừng Tam Hợp cho biết, trong lúc tuần tra khu vực rừng sâu giáp ranh biên giới Việt - Lào, họ đã phát hiện hơn 50 bẫy thú hoang dã bằng dây cáp, trong đó có một con sơn dương bị dính bẫy tại tiểu khu 697, khoảnh 10. (Ảnh: Văn Trung)Tổ tuần tra nhanh chóng tiếp cận và chặt đứt dây cáp để giải cứu con sơn dương, sau đó dùng cồn y tế xử lý vết thương trước khi thả nó về tự nhiên.(Ảnh: Văn Trung)
Sơn dương còn được biết đến với tên gọi linh dương hay dê rừng, là một loài động vật quý hiếm thuộc họ Trâu bò (Bovidae) và bộ Ngón chẵn (Artiodactyla). Loài này chủ yếu phân bố ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar.(Ảnh: wikipedia)Sơn dương Đông Dương (Capricornis milneedwardsii maritimus) là một phân loài của sơn dương lục địa. Chúng có kích thước lớn, con trưởng thành có thể nặng trên 150 kg, toàn thân phủ lông dày, sừng ngắn cong về phía sau và đuôi rất ngắn. Sơn dương có cơ thể vạm vỡ, chắc khỏe, với lông màu xám đen hoặc xám tro.(Ảnh: Thai National Parks)Hiện nay, số lượng sơn dương đang giảm sút nghiêm trọng do săn bắn và bẫy bắt thường xuyên, cùng với sự thu hẹp và chia cắt môi trường sống. Loài này đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và thuộc diện quý hiếm nguy cấp.(Ảnh: ZOOINSTITUTES)Sừng sơn dương được coi là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Bột từ sừng của chúng được cho là có tác dụng thải độc, điều hòa gan, chữa bệnh mờ lòa mắt, sốt cao và nhiều bệnh khác. Ngoài ra, tiết dê núi cũng được sử dụng để chữa các bệnh như huyết hư, trúng độc, và đau lưng.(Ảnh: Thai National Parks)Các nỗ lực bảo tồn sơn dương đang được triển khai tại nhiều khu vực, bao gồm việc tuần tra và bảo vệ rừng, giải cứu các cá thể mắc bẫy và thả chúng về tự nhiên. (Ảnh: Thai National Parks)Những hành động này không chỉ giúp bảo vệ loài sơn dương mà còn góp phần duy trì sự đa dạng sinh học của khu vực.(Ảnh: wikipedia)Mời quý độc giả xem thêm video: Loài động vật mù giúp nghiên cứu chống ung thư.
Cụ thể, vào ngày 12/10, ông Phan Văn Trung từ Trạm quản lý bảo vệ rừng Tam Hợp cho biết, trong lúc tuần tra khu vực rừng sâu giáp ranh biên giới Việt - Lào, họ đã phát hiện hơn 50 bẫy thú hoang dã bằng dây cáp, trong đó có một con sơn dương bị dính bẫy tại tiểu khu 697, khoảnh 10. (Ảnh: Văn Trung)
Tổ tuần tra nhanh chóng tiếp cận và chặt đứt dây cáp để giải cứu con sơn dương, sau đó dùng cồn y tế xử lý vết thương trước khi thả nó về tự nhiên.(Ảnh: Văn Trung)
Sơn dương còn được biết đến với tên gọi linh dương hay dê rừng, là một loài động vật quý hiếm thuộc họ Trâu bò (Bovidae) và bộ Ngón chẵn (Artiodactyla). Loài này chủ yếu phân bố ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar.(Ảnh: wikipedia)
Sơn dương Đông Dương (Capricornis milneedwardsii maritimus) là một phân loài của sơn dương lục địa. Chúng có kích thước lớn, con trưởng thành có thể nặng trên 150 kg, toàn thân phủ lông dày, sừng ngắn cong về phía sau và đuôi rất ngắn. Sơn dương có cơ thể vạm vỡ, chắc khỏe, với lông màu xám đen hoặc xám tro.(Ảnh: Thai National Parks)
Hiện nay, số lượng sơn dương đang giảm sút nghiêm trọng do săn bắn và bẫy bắt thường xuyên, cùng với sự thu hẹp và chia cắt môi trường sống. Loài này đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và thuộc diện quý hiếm nguy cấp.(Ảnh: ZOOINSTITUTES)
Sừng sơn dương được coi là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Bột từ sừng của chúng được cho là có tác dụng thải độc, điều hòa gan, chữa bệnh mờ lòa mắt, sốt cao và nhiều bệnh khác. Ngoài ra, tiết dê núi cũng được sử dụng để chữa các bệnh như huyết hư, trúng độc, và đau lưng.(Ảnh: Thai National Parks)
Các nỗ lực bảo tồn sơn dương đang được triển khai tại nhiều khu vực, bao gồm việc tuần tra và bảo vệ rừng, giải cứu các cá thể mắc bẫy và thả chúng về tự nhiên. (Ảnh: Thai National Parks)
Những hành động này không chỉ giúp bảo vệ loài sơn dương mà còn góp phần duy trì sự đa dạng sinh học của khu vực.(Ảnh: wikipedia)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài động vật mù giúp nghiên cứu chống ung thư.