Lan hài Việt Nam (Paphiopedilum vietnamense) là loài lan đặc hữu, chỉ mọc tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, là "báu vật" không nơi nào khác trên thế giới có. (Ảnh: Wikipedia)Với số lượng ngoài tự nhiên chỉ còn dưới 50 cá thể, loài này được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp hạng "Cực kỳ nguy cấp" (CR). (Ảnh: Travaldo's blog)Loài lan này sinh trưởng ở môi trường hiểm trở, như các khe đá hoặc hốc ẩm trên vách núi đá vôi cao, thuộc rừng nguyên sinh. (Ảnh: Elite Orchids)Lan hài Việt Nam sở hữu vẻ đẹp tinh tế, hoa rộng 10 -12 cm, màu sắc từ trắng đến hồng tía, khiến người chơi lan quốc tế mê mẩn. (Ảnh: Orchid Roots)Sự săn lùng quá mức và nạn buôn lậu đã đẩy loài lan này vào nguy cơ tuyệt chủng, với quần thể giảm trên 95% trong ba thế hệ gần đây. (Ảnh: Orchidmart)Loài được bảo vệ nghiêm ngặt bởi Công ước CITES và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, cấm khai thác và buôn bán vì mục đích thương mại. (Ảnh: Pinterest)Các biện pháp bảo tồn bao gồm nhân giống nhân tạo, thu thập hạt giống và giám sát số lượng cá thể, nhằm duy trì sự tồn tại của loài. (Ảnh: Manote Quahphanit/Orchidroots)Lan hài Việt Nam được xem như “báu vật của rừng”, là biểu tượng cho sự đa dạng sinh học quý giá cần bảo vệ. (Ảnh: Worranittha Koenig/Orchidroots)Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cây có hình dạng giống “đôi môi kiều nữ” ai cũng yêu.
Lan hài Việt Nam (Paphiopedilum vietnamense) là loài lan đặc hữu, chỉ mọc tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, là "báu vật" không nơi nào khác trên thế giới có. (Ảnh: Wikipedia)
Với số lượng ngoài tự nhiên chỉ còn dưới 50 cá thể, loài này được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp hạng "Cực kỳ nguy cấp" (CR). (Ảnh: Travaldo's blog)
Loài lan này sinh trưởng ở môi trường hiểm trở, như các khe đá hoặc hốc ẩm trên vách núi đá vôi cao, thuộc rừng nguyên sinh. (Ảnh: Elite Orchids)
Lan hài Việt Nam sở hữu vẻ đẹp tinh tế, hoa rộng 10 -12 cm, màu sắc từ trắng đến hồng tía, khiến người chơi lan quốc tế mê mẩn. (Ảnh: Orchid Roots)
Sự săn lùng quá mức và nạn buôn lậu đã đẩy loài lan này vào nguy cơ tuyệt chủng, với quần thể giảm trên 95% trong ba thế hệ gần đây. (Ảnh: Orchidmart)
Loài được bảo vệ nghiêm ngặt bởi Công ước CITES và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, cấm khai thác và buôn bán vì mục đích thương mại. (Ảnh: Pinterest)
Các biện pháp bảo tồn bao gồm nhân giống nhân tạo, thu thập hạt giống và giám sát số lượng cá thể, nhằm duy trì sự tồn tại của loài. (Ảnh: Manote Quahphanit/Orchidroots)
Lan hài Việt Nam được xem như “báu vật của rừng”, là biểu tượng cho sự đa dạng sinh học quý giá cần bảo vệ. (Ảnh: Worranittha Koenig/Orchidroots)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cây có hình dạng giống “đôi môi kiều nữ” ai cũng yêu.