Nằm ở xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, đền Và là một địa chỉ tín ngưỡng - thắng cảnh nổi tiếng của xứ Đoài.Theo văn bia, đền đã có từ thời Việt Nam đang thuộc ách đô hộ của nhà Đường. Công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, trong đó có lần trùng tu lớn vào năm 1884. Sự mở rộng quy mô của đền gắn với sự thành lập và phát triển của tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc.Đền có nghi môn được xây dựng gồm ba gian dựng trên nền cao, gian giữa cao 4m80, hai gian bên cao 2m15. Cổng chính với 3 hàng chân cột gỗ kê trên những tảng đá ong với chiều cao cột cái là 4m95, cột quân là 3m8.Bên cạnh nghi môn là hai bên gác chuông và gác trống. Nó được xây dựng tương tự nhau với kiểu chồng diêm 8 mái phỏng theo gác trống, gác chuông chùa Thầy và có dáng dấp của Khuê Văn Các trong Quốc Tử Giám.Nối tiếp gác chuông và gác trống là dãy nhà dành cho khách nghỉ chân hoặc sửa soạn đồ lễ. Đi tiếp đến là khu đền chính gồm nhà tiền tế và hậu cung.Nhà tiền tế có hình chữ Nhất (一), xây dựng với 5 gian 2 chái chồng rường, giá chiêng. Hậu cung có hình chữ “công” (工) với kết cấu tòa bên ngoài 3 gian 2 chái lớn.Hậu cung của đền là nơi đặt bài vị Đức Quốc Mẫu tức bà Đinh Thị Điên, mẹ Thánh Tản Viên, dân gian còn gọi là bà Đen được thờ trong cùng. Tiếp theo là 3 bài vị của Tam vị Đức Thánh Tản (gồm Thánh Tản Viên và hai người em con chú là Cao Sơn, Quý Minh).Nét kiến trúc đặc sắc nhất của đền Và là khuôn viên đền được bao bọc bởi hệ thống tường thành độc đáo.Bức tường này có chu vi hàng trăm mét, mặt rộng hơn 1 mét, chiều cao có đoạn đến 2 mét.Tường thành ghép từ các phiến đá ong, một vật liệu xây dựng rất phổ biến ở vùng Sơn Tây.Bên ngoài tường là khu rừng lim cổ thụ.Các bức tường của khu đền cũng được làm từ đá ong.Trong quan niệm dân gian, đền Và là Đông cung - cung to lớn và thiêng liêng nhất trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài, nơi thờ của Thánh Tản Viên (Sơn Tinh, người trị vì núi Ba Vì), vị thánh đứng đầu trong tứ bất tử của Việt Nam.Đền nằm trên một khu đồi rộng lớn mà theo thuyết phong thuỷ mang hình dáng của một con rùa vàng đang bơi về phía mặt trời mọc.Lúc mới thành lập, đền Và chỉ là khu thờ nhỏ nhưng được gần xa biết đến vì sự linh ứng.Lễ hội đền Và được tổ chức vào rằm tháng Giêng hằng năm với nghi thức đánh cá thờ trên sông Tích, rước long ngai của “tam vị Đức Thánh Tản” qua sông Hồng sang đền Dội.Đây là một lễ hội mang tầm vóc quốc gia, thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương và du khách...
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Nằm ở xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, đền Và là một địa chỉ tín ngưỡng - thắng cảnh nổi tiếng của xứ Đoài.
Theo văn bia, đền đã có từ thời Việt Nam đang thuộc ách đô hộ của nhà Đường. Công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, trong đó có lần trùng tu lớn vào năm 1884. Sự mở rộng quy mô của đền gắn với sự thành lập và phát triển của tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc.
Đền có nghi môn được xây dựng gồm ba gian dựng trên nền cao, gian giữa cao 4m80, hai gian bên cao 2m15. Cổng chính với 3 hàng chân cột gỗ kê trên những tảng đá ong với chiều cao cột cái là 4m95, cột quân là 3m8.
Bên cạnh nghi môn là hai bên gác chuông và gác trống. Nó được xây dựng tương tự nhau với kiểu chồng diêm 8 mái phỏng theo gác trống, gác chuông chùa Thầy và có dáng dấp của Khuê Văn Các trong Quốc Tử Giám.
Nối tiếp gác chuông và gác trống là dãy nhà dành cho khách nghỉ chân hoặc sửa soạn đồ lễ. Đi tiếp đến là khu đền chính gồm nhà tiền tế và hậu cung.
Nhà tiền tế có hình chữ Nhất (一), xây dựng với 5 gian 2 chái chồng rường, giá chiêng. Hậu cung có hình chữ “công” (工) với kết cấu tòa bên ngoài 3 gian 2 chái lớn.
Hậu cung của đền là nơi đặt bài vị Đức Quốc Mẫu tức bà Đinh Thị Điên, mẹ Thánh Tản Viên, dân gian còn gọi là bà Đen được thờ trong cùng. Tiếp theo là 3 bài vị của Tam vị Đức Thánh Tản (gồm Thánh Tản Viên và hai người em con chú là Cao Sơn, Quý Minh).
Nét kiến trúc đặc sắc nhất của đền Và là khuôn viên đền được bao bọc bởi hệ thống tường thành độc đáo.
Bức tường này có chu vi hàng trăm mét, mặt rộng hơn 1 mét, chiều cao có đoạn đến 2 mét.
Tường thành ghép từ các phiến đá ong, một vật liệu xây dựng rất phổ biến ở vùng Sơn Tây.
Bên ngoài tường là khu rừng lim cổ thụ.
Các bức tường của khu đền cũng được làm từ đá ong.
Trong quan niệm dân gian, đền Và là Đông cung - cung to lớn và thiêng liêng nhất trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài, nơi thờ của Thánh Tản Viên (Sơn Tinh, người trị vì núi Ba Vì), vị thánh đứng đầu trong tứ bất tử của Việt Nam.
Đền nằm trên một khu đồi rộng lớn mà theo thuyết phong thuỷ mang hình dáng của một con rùa vàng đang bơi về phía mặt trời mọc.
Lúc mới thành lập, đền Và chỉ là khu thờ nhỏ nhưng được gần xa biết đến vì sự linh ứng.
Lễ hội đền Và được tổ chức vào rằm tháng Giêng hằng năm với nghi thức đánh cá thờ trên sông Tích, rước long ngai của “tam vị Đức Thánh Tản” qua sông Hồng sang đền Dội.
Đây là một lễ hội mang tầm vóc quốc gia, thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương và du khách...
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.