Nằm giữa bán đảo Ngũ Xã, thuộc địa phận quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, chùa Ngũ Xã (tên chữ là Thần Quang tự hay Phúc Long tự) là ngôi chùa mang nhiều nét đặc biệt về lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật.Theo sử sách, chùa được dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ 18. Nơi này thờ Phật và ông tổ nghề đúc đồng – quốc sư Nguyễn Minh Không (tức Lý Quốc Sư) nên lấy tên Thần Quang theo tên một số chùa do vị quốc sư này sáng lập như chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Keo (Thái Bình)...Năm 1949, chùa Ngũ Xã bị hủy hoại sau một trận hỏa hoạn lớn. Hòa thượng Thích Mật Đắc đã cho xây dựng lại chùa theo kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại với chính điện nằm bên trên một tầng lầu, có các bậc cấp dẫn lên. Công trình hoàn thành năm 1951.Chính điện của chùa Ngũ Xã là nơi đặt một bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng khổng lồ rất nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Việc đúc tượng được tiến hành năm 1952, dưới sự chủ trì của thượng tọa Vĩnh Tượng và tiến sĩ Vũ Văn Quý.Tượng thể hiện hình ảnh Phật A Di Đà trong tư thế ngồi kiết già trên một đài sen với 96 cánh. Thân tượng cao gần 4 mét và cân nặng 12.300 kg, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60 mét. Tòa sen cao 1,45 mét, nặng 3,9 tấn.Các nghệ nhân Nguyễn Văn Hiếu vẽ biểu tượng và Nguyễn Văn Tùy là thợ cả phường đúc trông coi quá trình đúc tượng. Tác phẩm được đúc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, thể hiện tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ngũ Xã.Điều đặc biệt là lượng đồng dùng để đúc tượng được lấy từ các pho tượng tôn vinh chế độ thuộc địa do chính phủ Bảo hộ dựng ở các vườn hoa trong thành phố Hà Nội.Đó là tượng toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay), tượng Nữ thần Tự Do ở vườn hoa Cửa Nam và tượng Canh nông ở vườn hoa Robin (vườn hoa Lê Nin ngày nay).Khi chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật Bản hậu thuẫn lên chấp chính năm 1945, những pho tượng đó đã bị hạ xuống như một dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp ở Hà Nội.Có thể nói, không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tượng Phật A Di Đà của chùa Ngũ Xã còn mang trong mình một phần lịch sử của Hà Nội giai đoạn thuộc Pháp.Vào năm 1995, chùa Ngũ Xã đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Nằm giữa bán đảo Ngũ Xã, thuộc địa phận quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, chùa Ngũ Xã (tên chữ là Thần Quang tự hay Phúc Long tự) là ngôi chùa mang nhiều nét đặc biệt về lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật.
Theo sử sách, chùa được dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ 18. Nơi này thờ Phật và ông tổ nghề đúc đồng – quốc sư Nguyễn Minh Không (tức Lý Quốc Sư) nên lấy tên Thần Quang theo tên một số chùa do vị quốc sư này sáng lập như chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Keo (Thái Bình)...
Năm 1949, chùa Ngũ Xã bị hủy hoại sau một trận hỏa hoạn lớn. Hòa thượng Thích Mật Đắc đã cho xây dựng lại chùa theo kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại với chính điện nằm bên trên một tầng lầu, có các bậc cấp dẫn lên. Công trình hoàn thành năm 1951.
Chính điện của chùa Ngũ Xã là nơi đặt một bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng khổng lồ rất nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Việc đúc tượng được tiến hành năm 1952, dưới sự chủ trì của thượng tọa Vĩnh Tượng và tiến sĩ Vũ Văn Quý.
Tượng thể hiện hình ảnh Phật A Di Đà trong tư thế ngồi kiết già trên một đài sen với 96 cánh. Thân tượng cao gần 4 mét và cân nặng 12.300 kg, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60 mét. Tòa sen cao 1,45 mét, nặng 3,9 tấn.
Các nghệ nhân Nguyễn Văn Hiếu vẽ biểu tượng và Nguyễn Văn Tùy là thợ cả phường đúc trông coi quá trình đúc tượng. Tác phẩm được đúc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, thể hiện tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ngũ Xã.
Điều đặc biệt là lượng đồng dùng để đúc tượng được lấy từ các pho tượng tôn vinh chế độ thuộc địa do chính phủ Bảo hộ dựng ở các vườn hoa trong thành phố Hà Nội.
Đó là tượng toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay), tượng Nữ thần Tự Do ở vườn hoa Cửa Nam và tượng Canh nông ở vườn hoa Robin (vườn hoa Lê Nin ngày nay).
Khi chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật Bản hậu thuẫn lên chấp chính năm 1945, những pho tượng đó đã bị hạ xuống như một dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp ở Hà Nội.
Có thể nói, không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tượng Phật A Di Đà của chùa Ngũ Xã còn mang trong mình một phần lịch sử của Hà Nội giai đoạn thuộc Pháp.
Vào năm 1995, chùa Ngũ Xã đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.