Nằm ở địa phận thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa cổ nổi tiếng với những nét đặc sắc trong kiến trúc và nghệ thuật.Ít ai biết rằng ngôi chùa này có liên quan đến một “nghi án” phong thủy về việc Cao Biền dựng chùa trấn yểm nước Nam. Câu chuyện này gắn với núi Câu Lậu, ngọn núi mà ngôi chùa này được xây dựng trên đỉnh.Trong sách Sơn Tây địa chí (1939), tác giả Phạm Xuân Độ dẫn lời tâu của Cao Biền với vua nhà Đường ghi trong truyện Kiều Cao Vương: "Câu Lậu chi sơn, huyệt tại trung cấp thần dĩ tác tự dĩ yểm chi…”. Nghĩa là: Núi Câu Lậu có huyệt ở giữa, thần đã làm chùa (tại đó) yểm đi rồi…Từ trích dẫn này, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam thời bấy giờ đã đặt ra câu hỏi: Có thật là Cao Biền – người làm Tiết độ sứ ở nước ta khoảng năm 864-868 – đã làm chuyện “động trời” như vậy không? Và ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng có dính líu gì đến chuyện này không?Học giả Trần Trọng Kim trong sách “Phật lục” (1964) đã dẫn lại truyền thuyết trên và đặt ra nghi vấn từ thực tế là không có di tích gì làm bằng chứng về việc Cao Biền dựng chùa trên núi Câu Lậu.Trong ấn phẩm “Việt Nam khảo cổ tập san" (1960), KTS nổi tiếng Nguyễn Bá Lăng nhận định, dù cho thực sự Cao Biền có dựng chùa đi nữa thì chùa Tây Phương cũng không phải là ngôi chùa do Cao Biền dựng.Vì chùa của họ Cao nằm ở cấp giữa núi (“huyệt tại trung cấp”), còn chùa Tây Phương ở trên đỉnh, không phù hợp với nguyên tắc về địa điểm trấn yểm đất của Cao Biền.Được biết, trên núi Câu Lậu, ngoài chùa Tây Phương nằm trên đỉnh còn một ngôi chùa khác nằm ở lưng chừng núi - vị trí phù hợp với truyền thuyết Cao Biền dựng chùa - là chùa Thanh Am.Nhưng đây không phải là một ngôi chùa có lịch sử lên đến cả nghìn năm, và cũng không có gì được lưu truyền trong dân gian về mối liên hệ của ngôi chùa này với Cao Biền.Rất có thể, chuyện Cao Biền xây chùa trấn yểm long mạch đất Việt chỉ là một câu chuyện không có thực, được hậu thế dựng lên giống như nhiều giai thoại nhuốm màu hư cấu khác về hành tung của vị Tiết độ sứ họ Cao trên đất Việt.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Nằm ở địa phận thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa cổ nổi tiếng với những nét đặc sắc trong kiến trúc và nghệ thuật.
Ít ai biết rằng ngôi chùa này có liên quan đến một “nghi án” phong thủy về việc Cao Biền dựng chùa trấn yểm nước Nam. Câu chuyện này gắn với núi Câu Lậu, ngọn núi mà ngôi chùa này được xây dựng trên đỉnh.
Trong sách Sơn Tây địa chí (1939), tác giả Phạm Xuân Độ dẫn lời tâu của Cao Biền với vua nhà Đường ghi trong truyện Kiều Cao Vương: "Câu Lậu chi sơn, huyệt tại trung cấp thần dĩ tác tự dĩ yểm chi…”. Nghĩa là: Núi Câu Lậu có huyệt ở giữa, thần đã làm chùa (tại đó) yểm đi rồi…
Từ trích dẫn này, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam thời bấy giờ đã đặt ra câu hỏi: Có thật là Cao Biền – người làm Tiết độ sứ ở nước ta khoảng năm 864-868 – đã làm chuyện “động trời” như vậy không? Và ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng có dính líu gì đến chuyện này không?
Học giả Trần Trọng Kim trong sách “Phật lục” (1964) đã dẫn lại truyền thuyết trên và đặt ra nghi vấn từ thực tế là không có di tích gì làm bằng chứng về việc Cao Biền dựng chùa trên núi Câu Lậu.
Trong ấn phẩm “Việt Nam khảo cổ tập san" (1960), KTS nổi tiếng Nguyễn Bá Lăng nhận định, dù cho thực sự Cao Biền có dựng chùa đi nữa thì chùa Tây Phương cũng không phải là ngôi chùa do Cao Biền dựng.
Vì chùa của họ Cao nằm ở cấp giữa núi (“huyệt tại trung cấp”), còn chùa Tây Phương ở trên đỉnh, không phù hợp với nguyên tắc về địa điểm trấn yểm đất của Cao Biền.
Được biết, trên núi Câu Lậu, ngoài chùa Tây Phương nằm trên đỉnh còn một ngôi chùa khác nằm ở lưng chừng núi - vị trí phù hợp với truyền thuyết Cao Biền dựng chùa - là chùa Thanh Am.
Nhưng đây không phải là một ngôi chùa có lịch sử lên đến cả nghìn năm, và cũng không có gì được lưu truyền trong dân gian về mối liên hệ của ngôi chùa này với Cao Biền.
Rất có thể, chuyện Cao Biền xây chùa trấn yểm long mạch đất Việt chỉ là một câu chuyện không có thực, được hậu thế dựng lên giống như nhiều giai thoại nhuốm màu hư cấu khác về hành tung của vị Tiết độ sứ họ Cao trên đất Việt.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.