Đứng đầu là quân Tần: Đây chính là đội quân hùng mạnh nhất lịch sử cổ đại Trung Quốc. Đương thời, sức mạnh của quân Tần khiến các nước nghe danh đã khiếp sợ. Không chỉ có công dẹp 6 nước chư hầu, thống nhất Trung Quốc mà điều khiến đối thủ kinh sợ đó chính là sức mạnh quân đội được trang bị vũ trang hùng mạnh. Điều gì đã làm nên sức mạnh cho đội quân này?Thứ nhất do chế độ quân đội đặc biệt: Quân đội của nước Tần vô cùng cơ động. Khi thanh bình thì làm nông vụ, lúc có chiến tranh nông dân sẽ trở thành binh sĩ. Một điều đặc biệt là chế độ công tội trong quân đội nhà Tần vô cùng rõ ràng. Bất kể là tướng lĩnh hay binh sĩ nhà Tần chỉ cần lấy được thủ cấp của quân địch mang về sẽ được phong vị, được cấp nhà cửa ruộng vườn và nô bộc. Nếu càng kiếm được nhiều thủ cấp của kẻ địch thì tước vị càng cao. Chính vì thế tinh thần chiến đấu của quân Tần luôn lên cao như vũ bão.Nguyên nhân thứ hai chính là do quân Tần được trang bị vũ trang đầy đủ và hiện đại. Điều này làm giảm tỉ lệ thương vọng, tăng hiệu quả chiến đấu và giúp quân Tần trở thành đội quân hùng mạnh nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.Đội quân thứ hai là Thủy sư nhà Minh nổi tiếng lịch sự về độ tinh nhuệ và thiện chiến. Gần 300 năm lịch sử nhà Minh, Đại Minh thủy sư chưa từng một lần thất bại, đáng tiếc triều đình sụp đổ, sự huy hoàng của đội quân danh tiếng này cũng chìm đắm theo.Đứng thứ ba là đội quân thiết kỳ triều Hán. Đương thời người Hung nô dũng mãnh, thiện chiến chinh phạt ngang dọc Châu Âu, ngay đến liên quân 13 nước cũng không ngăn được nhưng cuối cùng lại gục ngã trước đội Thiết đế của nhà Hán. Dưới thời Hán Vũ Đế, ông từng thống lĩnh 800 kỵ binh thâm nhập sâu hàng 100 dặm vào lãnh thổ của địch đánh quân Hung nô tan tác.Chính kỷ luật thép, chế độ huấn luyện binh sĩ nghiêm túc và sự lãnh đạo bởi các tướng lĩnh ưu tú đã tạo nên sức mạnh cho đội quân này. Sức mạnh này được kết hợp từ tinh thần dã chiến của dân du mục với kỷ luật và chiến thuật tài tình của người Hán đã phát huy được sức mạnh cao nhất của đội quân này.Đứng thứ 4 là đội quân Bắc Phủ, Đông Tấn. Trận chiến Phì Thủy là một chiến dịch điển hình nổi tiếng nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc về việc lấy ít thắng nhiều. Hơn 870 nghìn quân Đê tinh nhuệ đã bị đánh bại bởi 8.000 quân Bắc Phủ. Chính vì thế danh tiếng của đội quân Bắc Phủ đã vang danh thiên hạ.Điều đặc biệt là đội quân tinh nhuệ này được xây dựng lên từ những người nông dân phương Bắc chạy loạn xuống phía Nam chứ vốn không phải là những binh sĩ dày dạn chiến trường. Mỗi người nông dân trong đội quân này đều có sẵn mối thâm thù trong huyết quản với Ngũ Triều. Mỗi người đều mang trọng tránh và nhiệm vụ khôi phục lại giang sơn của cha ông. Thêm nữa, được sự lãnh đạo của chiến lược gia nổi tiếng nhất Đông Tấn Tạ An và tướng lĩnh chỉ huy nổi tiếng nhất Đông Tấn là Lưu Lao đã làm nên sức mạnh và khả năng thiện chiến cho đội quan danh tiếng lừng lẫy này.Đứng cuối cùng là đội quân Tương được xây dựng trong thời kỳ Thái Bình Thiên Quốc (1850-1864) bởi viên tướng Tăng Quốc Phiên. Lực lượng nòng cốt của đội quân này được chiêu mộ từ những nông dân và được huấn luyện, trang bị vũ trang đầy đủ. Đầu năm 1854, lực lượng của đội quân này đã lên đến 17.000 người và có công lớn trong việc đánh bại phong trào Thái Bình Thiên Quốc.
Đứng đầu là quân Tần: Đây chính là đội quân hùng mạnh nhất lịch sử cổ đại Trung Quốc. Đương thời, sức mạnh của quân Tần khiến các nước nghe danh đã khiếp sợ. Không chỉ có công dẹp 6 nước chư hầu, thống nhất Trung Quốc mà điều khiến đối thủ kinh sợ đó chính là sức mạnh quân đội được trang bị vũ trang hùng mạnh. Điều gì đã làm nên sức mạnh cho đội quân này?
Thứ nhất do chế độ quân đội đặc biệt: Quân đội của nước Tần vô cùng cơ động. Khi thanh bình thì làm nông vụ, lúc có chiến tranh nông dân sẽ trở thành binh sĩ. Một điều đặc biệt là chế độ công tội trong quân đội nhà Tần vô cùng rõ ràng. Bất kể là tướng lĩnh hay binh sĩ nhà Tần chỉ cần lấy được thủ cấp của quân địch mang về sẽ được phong vị, được cấp nhà cửa ruộng vườn và nô bộc. Nếu càng kiếm được nhiều thủ cấp của kẻ địch thì tước vị càng cao. Chính vì thế tinh thần chiến đấu của quân Tần luôn lên cao như vũ bão.
Nguyên nhân thứ hai chính là do quân Tần được trang bị vũ trang đầy đủ và hiện đại. Điều này làm giảm tỉ lệ thương vọng, tăng hiệu quả chiến đấu và giúp quân Tần trở thành đội quân hùng mạnh nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.
Đội quân thứ hai là Thủy sư nhà Minh nổi tiếng lịch sự về độ tinh nhuệ và thiện chiến. Gần 300 năm lịch sử nhà Minh, Đại Minh thủy sư chưa từng một lần thất bại, đáng tiếc triều đình sụp đổ, sự huy hoàng của đội quân danh tiếng này cũng chìm đắm theo.
Đứng thứ ba là đội quân thiết kỳ triều Hán. Đương thời người Hung nô dũng mãnh, thiện chiến chinh phạt ngang dọc Châu Âu, ngay đến liên quân 13 nước cũng không ngăn được nhưng cuối cùng lại gục ngã trước đội Thiết đế của nhà Hán. Dưới thời Hán Vũ Đế, ông từng thống lĩnh 800 kỵ binh thâm nhập sâu hàng 100 dặm vào lãnh thổ của địch đánh quân Hung nô tan tác.
Chính kỷ luật thép, chế độ huấn luyện binh sĩ nghiêm túc và sự lãnh đạo bởi các tướng lĩnh ưu tú đã tạo nên sức mạnh cho đội quân này. Sức mạnh này được kết hợp từ tinh thần dã chiến của dân du mục với kỷ luật và chiến thuật tài tình của người Hán đã phát huy được sức mạnh cao nhất của đội quân này.
Đứng thứ 4 là đội quân Bắc Phủ, Đông Tấn. Trận chiến Phì Thủy là một chiến dịch điển hình nổi tiếng nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc về việc lấy ít thắng nhiều. Hơn 870 nghìn quân Đê tinh nhuệ đã bị đánh bại bởi 8.000 quân Bắc Phủ. Chính vì thế danh tiếng của đội quân Bắc Phủ đã vang danh thiên hạ.
Điều đặc biệt là đội quân tinh nhuệ này được xây dựng lên từ những người nông dân phương Bắc chạy loạn xuống phía Nam chứ vốn không phải là những binh sĩ dày dạn chiến trường. Mỗi người nông dân trong đội quân này đều có sẵn mối thâm thù trong huyết quản với Ngũ Triều. Mỗi người đều mang trọng tránh và nhiệm vụ khôi phục lại giang sơn của cha ông. Thêm nữa, được sự lãnh đạo của chiến lược gia nổi tiếng nhất Đông Tấn Tạ An và tướng lĩnh chỉ huy nổi tiếng nhất Đông Tấn là Lưu Lao đã làm nên sức mạnh và khả năng thiện chiến cho đội quan danh tiếng lừng lẫy này.
Đứng cuối cùng là đội quân Tương được xây dựng trong thời kỳ Thái Bình Thiên Quốc (1850-1864) bởi viên tướng Tăng Quốc Phiên. Lực lượng nòng cốt của đội quân này được chiêu mộ từ những nông dân và được huấn luyện, trang bị vũ trang đầy đủ. Đầu năm 1854, lực lượng của đội quân này đã lên đến 17.000 người và có công lớn trong việc đánh bại phong trào Thái Bình Thiên Quốc.