Nhiếp ảnh gia Seph Lawless kể lại rằng để tới được Picher - thị trấn độc hại nhất nước Mỹ - là không hề dễ dàng bởi vì các con đường dẫn tới nơi này đều bị chặn lại kể từ năm 2006.Một căn nhà bỏ hoang ở "thị trấn độc hại nhất nước Mỹ" .Trước đây, trong khoảng 1917-1920, vùng đất này là có nhiều chì và quặng kẽm. Ước tính, chừng 20 tỷ đô nguyên liệu khoáng sản đã được khai thác ở Picher.Thực tế, vùng này đóng góp tới ½ lượng khoáng sản chì và quặng kẽm được sử dụng trong Thế chiến II.Các hoạt động khai thác quá đà này đã tác động tiêu cực tới đất đai và cuộc sống của người dân nơi đây.Khi những mỏ khai thác khoáng sản ngừng hoạt động năm 1967, các công nhân bỏ lại các sản phẩm phụ chất cao như núi ở khắp vùng này.Cho tới nay, gần 100 tấn phụ phẩm trong quá trình khai thác mỏ vẫn còn ở các vùng xưa kia khai thác ở Missouri, Kansas và Oklahoma. Qua năm tháng, nước ngầm đã choán hết những mỏ hoang kèm với những vật liệu độc hại bỏ lại trong các mỏ.Vào năm 1982, một đợt kiểm tra cho thấy hàm lượng chì và catmi ở nước ngầm nơi này cao gấp 5 lần so với mức cho phép.Do vậy, chính phủ liên bang dành tới 1/4 thế kỷ để làm sạch nguồn nước sinh hoạt và môi trường ở thị trấn ô nhiễm Picher. Năm 2006, quan chức địa phương tuyên bố vùng đất này không thể ở được nữa và tiến hành công tác sơ tán dân do tình trạng ô nhiễm nặng diện rộng nơi này.1.500 cư dân ở thị trấn Picher đã được kiểm tra sức khỏe và sơ tán đi nơi khác.Nhiều gia đình bỏ lại quần áo, đồ nội thất và nhiều thứ khác ở lại.Cư dân cuối cùng của “thị trấn độc hại nhất nước Mỹ” là ông chủ cửa hàng bán thuốc đã ra đi vào ngày 6/6/2015 ở tuổi 60. Và bây giờ, Picher trở thành một thị trấn ma, không người ở.Anh Lawless vội vàng lái xe rời khỏi thị trấn Picher vào hôm chụp hình trước khi một cơn bão ập tới. Bức ảnh này là khoảnh khắc cuối cùng mà anh ghi lại trước lúc rời khỏi đó.
Nhiếp ảnh gia Seph Lawless kể lại rằng để tới được Picher - thị trấn độc hại nhất nước Mỹ - là không hề dễ dàng bởi vì các con đường dẫn tới nơi này đều bị chặn lại kể từ năm 2006.
Một căn nhà bỏ hoang ở "thị trấn độc hại nhất nước Mỹ" .
Trước đây, trong khoảng 1917-1920, vùng đất này là có nhiều chì và quặng kẽm. Ước tính, chừng 20 tỷ đô nguyên liệu khoáng sản đã được khai thác ở Picher.
Thực tế, vùng này đóng góp tới ½ lượng khoáng sản chì và quặng kẽm được sử dụng trong Thế chiến II.
Các hoạt động khai thác quá đà này đã tác động tiêu cực tới đất đai và cuộc sống của người dân nơi đây.
Khi những mỏ khai thác khoáng sản ngừng hoạt động năm 1967, các công nhân bỏ lại các sản phẩm phụ chất cao như núi ở khắp vùng này.
Cho tới nay, gần 100 tấn phụ phẩm trong quá trình khai thác mỏ vẫn còn ở các vùng xưa kia khai thác ở Missouri, Kansas và Oklahoma. Qua năm tháng, nước ngầm đã choán hết những mỏ hoang kèm với những vật liệu độc hại bỏ lại trong các mỏ.
Vào năm 1982, một đợt kiểm tra cho thấy hàm lượng chì và catmi ở nước ngầm nơi này cao gấp 5 lần so với mức cho phép.
Do vậy, chính phủ liên bang dành tới 1/4 thế kỷ để làm sạch nguồn nước sinh hoạt và môi trường ở thị trấn ô nhiễm Picher. Năm 2006, quan chức địa phương tuyên bố vùng đất này không thể ở được nữa và tiến hành công tác sơ tán dân do tình trạng ô nhiễm nặng diện rộng nơi này.
1.500 cư dân ở thị trấn Picher đã được kiểm tra sức khỏe và sơ tán đi nơi khác.
Nhiều gia đình bỏ lại quần áo, đồ nội thất và nhiều thứ khác ở lại.
Cư dân cuối cùng của “thị trấn độc hại nhất nước Mỹ” là ông chủ cửa hàng bán thuốc đã ra đi vào ngày 6/6/2015 ở tuổi 60. Và bây giờ, Picher trở thành một thị trấn ma, không người ở.
Anh Lawless vội vàng lái xe rời khỏi thị trấn Picher vào hôm chụp hình trước khi một cơn bão ập tới. Bức ảnh này là khoảnh khắc cuối cùng mà anh ghi lại trước lúc rời khỏi đó.