Theo Reuters, hơn 12.000 người, chủ yếu đến từ Syria, Afghanistan và Iraq, đang sống tạm bợ trong khu trại tị nạn Moria. Đây từng là một căn cứ quân sự của Hy Lạp. Năm 2015, trại Moria được mở cửa để tiếp nhận người tị nạn đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. (Nguồn ảnh: Reuters)Tuy nhiên, lượng người đổ về Moria ngày càng nhiều khiến khu trại bị quá tải và điều kiện sống ở đây không đảm bảo."Chúng tôi đã trải qua hành trình vất vả, vượt biển để tới đây. Nhưng hãy nhìn xem, vợ con tôi bị bọ cắn. Chúng tôi có tới 16 người sống trong túp lều vốn chỉ đủ chỗ cho 4 người ở", Razaie, một người tị nạn, bức xúc.Những người dân di cư khác phàn nàn về tình trạng mưa lạnh, thiếu lương thực, nước sạch, nhà vệ sinh bẩn và bệnh tật hoành hành.Trại Moria đang phải "oằn mình" khi dòng người di cư tiếp tục đổ về, đến nỗi khu trại này đã phải mở rộng ra những cánh đồng xung quanh."Tại các quầy phân phát thực phẩm, nhiều người tranh giành nhau bánh mỳ", Khadijeh, đến từ Iran, kể.Người đàn ông cho con uống sữa trong khu trại tạm bợ được dựng lên gần trại Moria trên đảo Lesbos ngày 30/9.Mọi người mua rau củ trên một con đường bên ngoài trại tị nạn Moria ngày 2/10.Cảnh sát chống bạo động Hy Lạp đã được triển khai hôm 1/10 để trấn áp cuộc biểu tình phản đối điều kiện sống trong khu trại Moria.Người đàn ông Afghanistan bế con gái sau khi lên đảo Lesbos hôm 1/10.Các em nhỏ chơi đùa trong khu trại tạm bợ gần Moria ngày 27/9.Một di dân đến từ khu trại Moria chờ lên tàu ở đảo Lesbos để được đưa vào đất liền hôm 30/9.Các di dân Afghanistan tập trung bên bờ biển gần ngôi làng Skala Sikamias hôm 1/10.
Mời độc giả xem thêm video: Thuyền chở người tị nạn bị tấn công ở Yemen, 31 người chết hồi năm 2017 (Nguồn: VTC1)
Theo Reuters, hơn 12.000 người, chủ yếu đến từ Syria, Afghanistan và Iraq, đang sống tạm bợ trong khu trại tị nạn Moria. Đây từng là một căn cứ quân sự của Hy Lạp. Năm 2015, trại Moria được mở cửa để tiếp nhận người tị nạn đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. (Nguồn ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, lượng người đổ về Moria ngày càng nhiều khiến khu trại bị quá tải và điều kiện sống ở đây không đảm bảo.
"Chúng tôi đã trải qua hành trình vất vả, vượt biển để tới đây. Nhưng hãy nhìn xem, vợ con tôi bị bọ cắn. Chúng tôi có tới 16 người sống trong túp lều vốn chỉ đủ chỗ cho 4 người ở", Razaie, một người tị nạn, bức xúc.
Những người dân di cư khác phàn nàn về tình trạng mưa lạnh, thiếu lương thực, nước sạch, nhà vệ sinh bẩn và bệnh tật hoành hành.
Trại Moria đang phải "oằn mình" khi dòng người di cư tiếp tục đổ về, đến nỗi khu trại này đã phải mở rộng ra những cánh đồng xung quanh.
"Tại các quầy phân phát thực phẩm, nhiều người tranh giành nhau bánh mỳ", Khadijeh, đến từ Iran, kể.
Người đàn ông cho con uống sữa trong khu trại tạm bợ được dựng lên gần trại Moria trên đảo Lesbos ngày 30/9.
Mọi người mua rau củ trên một con đường bên ngoài trại tị nạn Moria ngày 2/10.
Cảnh sát chống bạo động Hy Lạp đã được triển khai hôm 1/10 để trấn áp cuộc biểu tình phản đối điều kiện sống trong khu trại Moria.
Người đàn ông Afghanistan bế con gái sau khi lên đảo Lesbos hôm 1/10.
Các em nhỏ chơi đùa trong khu trại tạm bợ gần Moria ngày 27/9.
Một di dân đến từ khu trại Moria chờ lên tàu ở đảo Lesbos để được đưa vào đất liền hôm 30/9.
Các di dân Afghanistan tập trung bên bờ biển gần ngôi làng Skala Sikamias hôm 1/10.
Mời độc giả xem thêm video: Thuyền chở người tị nạn bị tấn công ở Yemen, 31 người chết hồi năm 2017 (Nguồn: VTC1)