Nằm sâu bên trong khu vực khai thác than của tỉnh Sơn Tây, người dân làng Helin đang sống trong những căn nhà sụt lún ngày ngày lo âu cho tính mạng của họ."Chúng tôi vẫn chưa nghe thấy chính quyền bảo người dân chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, khi họ bảo như vậy, chúng tôi sẽ nhanh chóng di rời. Sống ở đây không an toàn. Đó quả thực đáng sợ, nhưng chúng tôi có thể làm được gì?", anh Wang Junqi sống trong ngôi làng Helin cho biết.Ngôi làng Helin nhìn từ trên cao. Hiện nay, có nhiều nhà dân ở làng này bị sụt lún nghiêm trọng, nhiều người dân bỏ đi nơi khác sinh sống. Đây là hệ quả sau nhiều năm người dân khai thác than ở vùng này.Một bức ảnh cưới và ảnh cố Chủ tịch Mao Trạch Đông dán trên tường một ngôi nhà bị sụt đất ở làng Shiyanzhuang.Hình ảnh bên trong một căn nhà có tường nứt ở làng Helin. Thực trạng nhà sụt lún được ghi nhận không chỉ riêng làng Helin mà còn ở các vùng từng là nơi ngành khai thác than phát triển trong quá khứ.Người đàn ông lái xe máy ngang qua một ngôi nhà bỏ hoang ở thị trấn Kouquan.Chú sư tử đá án ngữ con đường chính dẫn vào ngôi làng Liuguanzhuang hiện không còn mấy ai sinh sống.Bà lão Li Yonghua (65 tuổi) đứng bên ngoài căn nhà xập xệ bị sụt lún.Bà còn dựng cây để đỡ cho bức tường khỏi sập xuống.Những bức tường nứt toác bên trong một ngôi nhà ở làng Liuguanzhuang.Tường siêu vẹo, các mảng bê tông rơi ra là hình ảnh bên trong căn nhà của bà lão Gao Xiuzhen ở làng Shiyanzhuang.Bộ Đất đai Trung Quốc tháng trước cho biết, họ sẽ phải chi khoản tiền lên tới 75 tỷ NDT trong 5 năm tới để khôi phục các khu vực khai thác than cũng như xử lý hiện tượng ô nhiễm môi trường ở những vùng này.Trung Quốc lên kế hoạch đóng cửa khoảng 1.000 mỏ than chỉ riêng trong năm nay.Ngành khai thác than cũng giống như các ngành công nghiệp cơ bản khác ở Trung Quốc như ngành thép hiện khai thác vượt công suất vói 2 tỷ tấn than/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng giảm.Đây là khu tái định cư của những người dân sinh sống ở các khu vực khai thác than bị sụt lún.
Nằm sâu bên trong khu vực khai thác than của tỉnh Sơn Tây, người dân làng Helin đang sống trong những căn nhà sụt lún ngày ngày lo âu cho tính mạng của họ.
"Chúng tôi vẫn chưa nghe thấy chính quyền bảo người dân chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, khi họ bảo như vậy, chúng tôi sẽ nhanh chóng di rời. Sống ở đây không an toàn. Đó quả thực đáng sợ, nhưng chúng tôi có thể làm được gì?", anh Wang Junqi sống trong ngôi làng Helin cho biết.
Ngôi làng Helin nhìn từ trên cao. Hiện nay, có nhiều nhà dân ở làng này bị sụt lún nghiêm trọng, nhiều người dân bỏ đi nơi khác sinh sống. Đây là hệ quả sau nhiều năm người dân khai thác than ở vùng này.
Một bức ảnh cưới và ảnh cố Chủ tịch Mao Trạch Đông dán trên tường một ngôi nhà bị sụt đất ở làng Shiyanzhuang.
Hình ảnh bên trong một căn nhà có tường nứt ở làng Helin. Thực trạng nhà sụt lún được ghi nhận không chỉ riêng làng Helin mà còn ở các vùng từng là nơi ngành khai thác than phát triển trong quá khứ.
Người đàn ông lái xe máy ngang qua một ngôi nhà bỏ hoang ở thị trấn Kouquan.
Chú sư tử đá án ngữ con đường chính dẫn vào ngôi làng Liuguanzhuang hiện không còn mấy ai sinh sống.
Bà lão Li Yonghua (65 tuổi) đứng bên ngoài căn nhà xập xệ bị sụt lún.
Bà còn dựng cây để đỡ cho bức tường khỏi sập xuống.
Những bức tường nứt toác bên trong một ngôi nhà ở làng Liuguanzhuang.
Tường siêu vẹo, các mảng bê tông rơi ra là hình ảnh bên trong căn nhà của bà lão Gao Xiuzhen ở làng Shiyanzhuang.
Bộ Đất đai Trung Quốc tháng trước cho biết, họ sẽ phải chi khoản tiền lên tới 75 tỷ NDT trong 5 năm tới để khôi phục các khu vực khai thác than cũng như xử lý hiện tượng ô nhiễm môi trường ở những vùng này.
Trung Quốc lên kế hoạch đóng cửa khoảng 1.000 mỏ than chỉ riêng trong năm nay.
Ngành khai thác than cũng giống như các ngành công nghiệp cơ bản khác ở Trung Quốc như ngành thép hiện khai thác vượt công suất vói 2 tỷ tấn than/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng giảm.
Đây là khu tái định cư của những người dân sinh sống ở các khu vực khai thác than bị sụt lún.