Theo hãng thông tấn Reuters, Đông Sumba (đảo Sumba), nằm cách Jakarta khoảng 2.000 km về phía đông, đã có 249 ngày liên tiếp không có mưa vào năm ngoái. Một số chuyên gia cho rằng, tình trạng biến đổi khí hậu khiến hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, và buộc người dân nơi đây phải thích nghi để tồn tại. (Nguồn ảnh: Reuters)Đảo Sumba ở Đông Nusa Tenggara - tỉnh nghèo thứ ba của Indonesia và cũng là khu vực khô hạn nhất. "Nền nhiệt gia tăng ở Indonesia là bằng chứng cho thấy sự nóng lên toàn cầu" Supari, một quan chức, cho biết và nhấn mạnh rằng Sumba là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất.Những năm gần đây, tại ngôi làng Hamba Praing ở Đông Sumba, nhiều loài gia súc đã chết vì tình trạng hạn hán khắc nghiệt khiến nguồn thức ăn của chúng cạn kiệt."Ngày nay, chúng tôi không trồng bất cứ thứ gì nữa", Thomas Tay Ranjawali, người nông dân 52 tuổi, chia sẻ. Trước đây, cư dân trong làng thường trồng lạc và ngô vào mỗi vụ mùa. Ảnh: Thomas Tay Ranjawali ăn tối cùng gia đình tại nhà ở làng Hamba Praing.Khi hạn hán tàn phá ngôi làng Indonesia này, Ranjawali và vợ, Maria Babang Noti, quyết định không mua hạt giống mà để dành tiền mua sợi dệt.Một ông bố 6 con trong ngôi làng này cũng đang học cách dệt để có thể kiếm thêm tiền mua thực phẩm nuôi gia đình.Ndelu Ndaha, 49 tuổi, thì dành thời gian đi đánh bắt cá. Được biết, 18 con ngựa và 7 con bò của ông đã chết gần đây. Để có thể nuôi sống số gia súc còn lại, Ndaha đã phải đi lấy cỏ từ những ngôi làng khác mang về."Những con ngựa dễ bị bệnh. Chúng không có gì trong bụng. Năm nào cũng có nhiều con vật chết vì đói", Ndaha cho hay.Rawa, 27 tuổi, và các con trong nhà ở làng Hamba Praing. Có thể thấy, khung dệt ở cạnh họ.Noti hứng nước vào các bình khi chuẩn bị bữa tối bên ngoài ngôi nhà của cô.Người dân ở Sumba đang cố gắng thích nghi với tình trạng hạn hán kéo dài.Julkarnaen Mansyur, một ngư dân 33 tuổi đến từ Waingapu, mang lưới đánh cá trở về từ bãi biển Maudolung. Mời độc giả xem thêm video: Quốc gia duy nhất trên thế giới không sợ dịch bệnh từ muỗi (Nguồn video: VTC14)
Theo hãng thông tấn Reuters, Đông Sumba (đảo Sumba), nằm cách Jakarta khoảng 2.000 km về phía đông, đã có 249 ngày liên tiếp không có mưa vào năm ngoái. Một số chuyên gia cho rằng, tình trạng biến đổi khí hậu khiến hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, và buộc người dân nơi đây phải thích nghi để tồn tại. (Nguồn ảnh: Reuters)
Đảo Sumba ở Đông Nusa Tenggara - tỉnh nghèo thứ ba của Indonesia và cũng là khu vực khô hạn nhất. "Nền nhiệt gia tăng ở Indonesia là bằng chứng cho thấy sự nóng lên toàn cầu" Supari, một quan chức, cho biết và nhấn mạnh rằng Sumba là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất.
Những năm gần đây, tại ngôi làng Hamba Praing ở Đông Sumba, nhiều loài gia súc đã chết vì tình trạng hạn hán khắc nghiệt khiến nguồn thức ăn của chúng cạn kiệt.
"Ngày nay, chúng tôi không trồng bất cứ thứ gì nữa", Thomas Tay Ranjawali, người nông dân 52 tuổi, chia sẻ. Trước đây, cư dân trong làng thường trồng lạc và ngô vào mỗi vụ mùa. Ảnh: Thomas Tay Ranjawali ăn tối cùng gia đình tại nhà ở làng Hamba Praing.
Khi hạn hán tàn phá ngôi làng Indonesia này, Ranjawali và vợ, Maria Babang Noti, quyết định không mua hạt giống mà để dành tiền mua sợi dệt.
Một ông bố 6 con trong ngôi làng này cũng đang học cách dệt để có thể kiếm thêm tiền mua thực phẩm nuôi gia đình.
Ndelu Ndaha, 49 tuổi, thì dành thời gian đi đánh bắt cá. Được biết, 18 con ngựa và 7 con bò của ông đã chết gần đây. Để có thể nuôi sống số gia súc còn lại, Ndaha đã phải đi lấy cỏ từ những ngôi làng khác mang về.
"Những con ngựa dễ bị bệnh. Chúng không có gì trong bụng. Năm nào cũng có nhiều con vật chết vì đói", Ndaha cho hay.
Rawa, 27 tuổi, và các con trong nhà ở làng Hamba Praing. Có thể thấy, khung dệt ở cạnh họ.
Noti hứng nước vào các bình khi chuẩn bị bữa tối bên ngoài ngôi nhà của cô.
Người dân ở Sumba đang cố gắng thích nghi với tình trạng hạn hán kéo dài.
Julkarnaen Mansyur, một ngư dân 33 tuổi đến từ Waingapu, mang lưới đánh cá trở về từ bãi biển Maudolung.
Mời độc giả xem thêm video: Quốc gia duy nhất trên thế giới không sợ dịch bệnh từ muỗi (Nguồn video: VTC14)