Kỷ luật một đứa trẻ không bao giờ là việc dễ dàng với cha mẹ. Khi bị phạt, mỗi đứa trẻ lại có những cách phản ứng khác nhau tùy vào độ tuổi và cá tính riêng. Có những bé rất biết nghe lời nhưng đa phần, trẻ em thưởng có những cách phản ứng khiến cha mẹ phải đau đầu. Ảnh minh họa: Internet.Trừng phạt con trẻ không bao giờ là biện pháp được khuyến khích, tuy nhiên trong trường hợp bất đắc dĩ, cần để trẻ biết giới hạn đúng - sai, cha mẹ cần phải áp dụng cách phạt nào để đối phó với trẻ bướng bỉnh mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.Từ khi trẻ được khoảng 1 tuổi, trẻ bắt đầu biết thể hiện ý muốn của mình qua việc kêu, khóc. Cha mẹ có thể rèn kỷ luật cho trẻ từ độ tuổi này từ những hành động dù nhỏ nhất với thái độ dứt khoát, thống nhất. Ví dụ như cương quyết nói “Không” khi trẻ muốn chạm vào đồ vật nguy hiểm như ổ điện, cốc thủy tinh. Ảnh minh họa: Internet.Trẻ khóc đòi thì dứt khoát bế trẻ đi sang khu vực khác để trẻ hiểu được về những giới hạn trẻ được và không được chạm tới. Ảnh minh họa: Internet.Khi trẻ 2-3 tuổi là giai đoạn “khủng hoảng” đối với các bậc cha mẹ trong việc dạy con. Đây là lúc trẻ muốn thể hiện bản thân mình rõ rệt nhất, muốn tự mình quyết định và sẵn sàng phản ứng lại mọi lời chỉ bảo của phụ huynh. Ảnh minh họa: Internet.Một khi trẻ đã "lên cơn bướng", mọi lời giải thích, hỏi han, quát tháo đều chỉ khiến cơn giận của trẻ bùng phát và khó nguôi ngoai. (Ảnh minh họa: một bé gái đang "ăn vạ" khiến Tổng thống Mỹ cũng phải "bó tay")Trẻ ở độ tuổi này thường rất bướng bỉnh và vô cùng khó bảo, cách kỷ luật trẻ tốt nhất mà cha mẹ có thể thực hiện chỉ là kiên trì thể hiện quan điểm của cha mẹ bằng những câu nói ngắn gọn. Ảnh minh họa: Internet.Cha mẹ tuyệt đối không chiều theo đòi hỏi của trẻ nếu không muốn trẻ sẽ tiếp tục tái diễn những đòi hỏi “trái khoáy” trong lần sau. Ảnh minh họa: Internet.Nếu trẻ tiếp tục không nghe lời, thậm chí là nổi giận, ăn vạ, gào khóc, cha mẹ cần nghiêm sắc mặt, cách ly trẻ ra khỏi những thứ khiến trẻ đòi hỏi và “mặc kệ” cho cơn giận của trẻ trôi qua. Ảnh minh họa: Internet.Cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ phương pháp “Time-out” nếu trẻ không nghe lời và bắt đầu có biểu hiện mất kiểm soát. Ảnh minh họa: Internet.Cha mẹ thông báo cho trẻ biết sẽ bắt đầu phạt bằng cách đếm “1-2-3”. Sau đó, lập tức đặt trẻ vào một khu vực yên tĩnh, không có vật dụng gì bên cạnh, cách ly hoàn toàn khỏi TV và các thiết bị điện tử... với thời gian time-out bằng với tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 3 tuổi cần time-out 3 phút. Ảnh minh họa: Internet.Cha mẹ có thể thông báo ngắn gọn cho trẻ biết lý do bị phạt, ví dụ: “Con sẽ ngồi một mình ở đây trong vòng 3 phút vì con ném đồ ăn lung tung”. Trong lúc time-out, cha mẹ hãy phớt lờ, không giải thích, lên lớp trẻ. Trẻ sẽ có khoảng không gian và thời gian riêng để bình tĩnh. Ảnh minh họa: Internet.Nếu trẻ chạy ra khỏi khu vực phạt, cha mẹ chỉ cần im lặng, bê trẻ trở lại chỗ quy định. Trẻ tỏ thái độ gào khóc, quẳng đồ đạc, giả vờ nôn ọe... nhằm thu hút sự chú ý của phụ huynh, nếu không có gì nguy hiểm, cha mẹ nên làm ngơ trước những hành động này.Kết thúc thời gian phạt, cha mẹ có thể cư xử với trẻ như bình thường. Dùng sự dịu dàng, thương yêu để giải thích cho trẻ về những lỗi sai của trẻ. Nếu trẻ lại tái phạm như cũ, cha mẹ lại tiếp tục time-out lại, lặp lại không quá 20 lần time-out/ngày. Ảnh minh họa: Internet.Phương pháp time-out có thể áp dụng cho trẻ từ 3-12 tuổi, tuy nhiên các bậc cha mẹ thường phạm sai lầm khiến phương pháp này không đạt hiệu quả, thậm chí phản tác dụng là cha mẹ nói quá nhiều và thể hiện quá nhiều cảm xúc. Ảnh minh họa: Internet.
Kỷ luật một đứa trẻ không bao giờ là việc dễ dàng với cha mẹ. Khi bị phạt, mỗi đứa trẻ lại có những cách phản ứng khác nhau tùy vào độ tuổi và cá tính riêng. Có những bé rất biết nghe lời nhưng đa phần, trẻ em thưởng có những cách phản ứng khiến cha mẹ phải đau đầu. Ảnh minh họa: Internet.
Trừng phạt con trẻ không bao giờ là biện pháp được khuyến khích, tuy nhiên trong trường hợp bất đắc dĩ, cần để trẻ biết giới hạn đúng - sai, cha mẹ cần phải áp dụng cách phạt nào để đối phó với trẻ bướng bỉnh mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Từ khi trẻ được khoảng 1 tuổi, trẻ bắt đầu biết thể hiện ý muốn của mình qua việc kêu, khóc. Cha mẹ có thể rèn kỷ luật cho trẻ từ độ tuổi này từ những hành động dù nhỏ nhất với thái độ dứt khoát, thống nhất. Ví dụ như cương quyết nói “Không” khi trẻ muốn chạm vào đồ vật nguy hiểm như ổ điện, cốc thủy tinh. Ảnh minh họa: Internet.
Trẻ khóc đòi thì dứt khoát bế trẻ đi sang khu vực khác để trẻ hiểu được về những giới hạn trẻ được và không được chạm tới. Ảnh minh họa: Internet.
Khi trẻ 2-3 tuổi là giai đoạn “khủng hoảng” đối với các bậc cha mẹ trong việc dạy con. Đây là lúc trẻ muốn thể hiện bản thân mình rõ rệt nhất, muốn tự mình quyết định và sẵn sàng phản ứng lại mọi lời chỉ bảo của phụ huynh. Ảnh minh họa: Internet.
Một khi trẻ đã "lên cơn bướng", mọi lời giải thích, hỏi han, quát tháo đều chỉ khiến cơn giận của trẻ bùng phát và khó nguôi ngoai. (Ảnh minh họa: một bé gái đang "ăn vạ" khiến Tổng thống Mỹ cũng phải "bó tay")
Trẻ ở độ tuổi này thường rất bướng bỉnh và vô cùng khó bảo, cách kỷ luật trẻ tốt nhất mà cha mẹ có thể thực hiện chỉ là kiên trì thể hiện quan điểm của cha mẹ bằng những câu nói ngắn gọn. Ảnh minh họa: Internet.
Cha mẹ tuyệt đối không chiều theo đòi hỏi của trẻ nếu không muốn trẻ sẽ tiếp tục tái diễn những đòi hỏi “trái khoáy” trong lần sau. Ảnh minh họa: Internet.
Nếu trẻ tiếp tục không nghe lời, thậm chí là nổi giận, ăn vạ, gào khóc, cha mẹ cần nghiêm sắc mặt, cách ly trẻ ra khỏi những thứ khiến trẻ đòi hỏi và “mặc kệ” cho cơn giận của trẻ trôi qua. Ảnh minh họa: Internet.
Cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ phương pháp “Time-out” nếu trẻ không nghe lời và bắt đầu có biểu hiện mất kiểm soát. Ảnh minh họa: Internet.
Cha mẹ thông báo cho trẻ biết sẽ bắt đầu phạt bằng cách đếm “1-2-3”. Sau đó, lập tức đặt trẻ vào một khu vực yên tĩnh, không có vật dụng gì bên cạnh, cách ly hoàn toàn khỏi TV và các thiết bị điện tử... với thời gian time-out bằng với tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 3 tuổi cần time-out 3 phút. Ảnh minh họa: Internet.
Cha mẹ có thể thông báo ngắn gọn cho trẻ biết lý do bị phạt, ví dụ: “Con sẽ ngồi một mình ở đây trong vòng 3 phút vì con ném đồ ăn lung tung”. Trong lúc time-out, cha mẹ hãy phớt lờ, không giải thích, lên lớp trẻ. Trẻ sẽ có khoảng không gian và thời gian riêng để bình tĩnh. Ảnh minh họa: Internet.
Nếu trẻ chạy ra khỏi khu vực phạt, cha mẹ chỉ cần im lặng, bê trẻ trở lại chỗ quy định. Trẻ tỏ thái độ gào khóc, quẳng đồ đạc, giả vờ nôn ọe... nhằm thu hút sự chú ý của phụ huynh, nếu không có gì nguy hiểm, cha mẹ nên làm ngơ trước những hành động này.
Kết thúc thời gian phạt, cha mẹ có thể cư xử với trẻ như bình thường. Dùng sự dịu dàng, thương yêu để giải thích cho trẻ về những lỗi sai của trẻ. Nếu trẻ lại tái phạm như cũ, cha mẹ lại tiếp tục time-out lại, lặp lại không quá 20 lần time-out/ngày. Ảnh minh họa: Internet.
Phương pháp time-out có thể áp dụng cho trẻ từ 3-12 tuổi, tuy nhiên các bậc cha mẹ thường phạm sai lầm khiến phương pháp này không đạt hiệu quả, thậm chí phản tác dụng là cha mẹ nói quá nhiều và thể hiện quá nhiều cảm xúc. Ảnh minh họa: Internet.