Với tổng chiều dài hơn 21.000 km (số liệu của Cục Quản lý di sản văn hóa Trung Quốc), Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc là công trình nhân tạo dài nhất thế giới.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thế kỷ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 4 trước Công nguyên. Trong khoảng thời gian đó, các triều đại đã xây dựng, mở rộng và tu sửa công trình khổng lồ này để bảo vệ biên giới phía bắc của Trung Quốc. Các chuyên gia ước tính số người tham gia xây dựng Vạn Lý Trường Thành lên tới 800.000 người.Do đó, Vạn Lý Trường Thành được công nhận là công trình xây dựng dài nhất thế giới. Kiến trúc cổ xưa này được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1987.Trải qua nhiều thế kỷ, Vạn Lý Trường Thành đang bị đe dọa khi chỉ còn 8,2% tường thành xây vào thời Minh là còn gần nguyên vẹn trong khi các đoạn tường thành còn lại bị hư hại khá nghiêm trọng. Do đó, giới chức trách và các chuyên gia nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn công trình cổ xưa này.Khi tìm hiểu về Vạn Lý Trường Thành, các nhà nghiên cứu biết được một giai thoại hấp dẫn. Tương truyền, người dân Trung Quốc sống cách đây hàng ngàn năm đã nhìn thấy một con rồng trỗi dậy từ bên dưới mặt đất.Sau khi chứng kiến cảnh tượng này, người dân tin rằng đây là điềm báo để xây dựng một kiến trúc giống hình con rồng tại vị trí đó.Do vậy, Vạn Lý Trường Thành đã được các triều đại xây dựng liên tục trong nhiều thế kỷ với chiều dài lên tới hơn 21.000 km.Khi nhìn từ trên cao, Vạn Lý Trường Thành trông giống như một con rồng khổng lồ, uốn lượn cơ thể qua các dãy núi hùng vĩ.Giai thoại trên được cho là nguồn gốc khiến Vạn Lý Trường Thành từng được gọi là "Rồng đất".Sơn Hải Quan là điểm cuối phía Đông của Vạn Lý Trường Thành. Đây là nơi mà Trường Thành gặp biển, tạo nên cảnh quan độc đáo và ấn tượng, nơi tường thành hùng vĩ hòa mình vào vẻ đẹp của biển cả. Các nhà nghiên cứu coi Sơn Hải Quan là "đầu rồng" của Vạn Lý Trường Thành.Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho chứa “bom sấm sét” thời Minh ở Vạn Lý Trường Thành.
Với tổng chiều dài hơn 21.000 km (số liệu của Cục Quản lý di sản văn hóa Trung Quốc), Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc là công trình nhân tạo dài nhất thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thế kỷ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 4 trước Công nguyên. Trong khoảng thời gian đó, các triều đại đã xây dựng, mở rộng và tu sửa công trình khổng lồ này để bảo vệ biên giới phía bắc của Trung Quốc. Các chuyên gia ước tính số người tham gia xây dựng Vạn Lý Trường Thành lên tới 800.000 người.
Do đó, Vạn Lý Trường Thành được công nhận là công trình xây dựng dài nhất thế giới. Kiến trúc cổ xưa này được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1987.
Trải qua nhiều thế kỷ, Vạn Lý Trường Thành đang bị đe dọa khi chỉ còn 8,2% tường thành xây vào thời Minh là còn gần nguyên vẹn trong khi các đoạn tường thành còn lại bị hư hại khá nghiêm trọng. Do đó, giới chức trách và các chuyên gia nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn công trình cổ xưa này.
Khi tìm hiểu về Vạn Lý Trường Thành, các nhà nghiên cứu biết được một giai thoại hấp dẫn. Tương truyền, người dân Trung Quốc sống cách đây hàng ngàn năm đã nhìn thấy một con rồng trỗi dậy từ bên dưới mặt đất.
Sau khi chứng kiến cảnh tượng này, người dân tin rằng đây là điềm báo để xây dựng một kiến trúc giống hình con rồng tại vị trí đó.
Do vậy, Vạn Lý Trường Thành đã được các triều đại xây dựng liên tục trong nhiều thế kỷ với chiều dài lên tới hơn 21.000 km.
Khi nhìn từ trên cao, Vạn Lý Trường Thành trông giống như một con rồng khổng lồ, uốn lượn cơ thể qua các dãy núi hùng vĩ.
Giai thoại trên được cho là nguồn gốc khiến Vạn Lý Trường Thành từng được gọi là "Rồng đất".
Sơn Hải Quan là điểm cuối phía Đông của Vạn Lý Trường Thành. Đây là nơi mà Trường Thành gặp biển, tạo nên cảnh quan độc đáo và ấn tượng, nơi tường thành hùng vĩ hòa mình vào vẻ đẹp của biển cả. Các nhà nghiên cứu coi Sơn Hải Quan là "đầu rồng" của Vạn Lý Trường Thành.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho chứa “bom sấm sét” thời Minh ở Vạn Lý Trường Thành.