Ông Hồ Kim Lĩnh ở Nam Trà My, Quảng Nam được xem là đại gia sâm rừng nhờ sở hữu vườn sâm Ngọc Linh đắt giá. Cây sâm Ngọc Linh 7 nhánh cực kỳ quý hiếm do ông Hồ Kim Lĩnh chăm sóc được trả giá 30.000 USD (hơn 600 triệu đồng) nhưng ông vẫn không bán.Ông Hồ Kim Lĩnh, thôn 3, xã Trà Linh là người đào được cây sâm này ở rừng về cách đây 20 năm trước. Sau đó, ông trồng tại vườn. Điều đặc biệt, cây sâm này có 7 nhánh, mỗi năm cho hơn 1.000 hạt. Nhờ cây sâm Tổ này mỗi năm cho ông hơn 1.000 hạt giống để nhân rộng vườn sâm triệu USD của mình. Ảnh: Ông Hồ Kim Lĩnh bên gốc sâm Ngọc Linh Tổ có tuổi đời hàng trăm năm trong vườn nhà.Ngay trong khu vườn sâm Ngọc Linh "khủng" của gia đình ông Hồ Kim Lĩnh ở thôn 3 Trà Linh rộng hơn 1,5 ha, ngoài cây sâm cổ, còn hàng chục nghìn gốc sâm Ngọc Linh có tuổi đời từ 1 đến 20 năm tuổi. Dù vậy, ông Lĩnh chỉ có trồng thêm chứ không chịu bán.Ngoài ra, chỉ tính tại thôn 3 Trà Linh hiện có hơn 50 vườn sâm Ngọc Linh có tuổi từ 1 đến 25 năm. Bình quân mỗi vườn có hàng chục nghìn gốc sâm các loại. Ông Hồ Văn Hình (thôn 3, xã Trà Linh) cũng là một tỷ phú trẻ khi đang sở hữu nhiều vườn sâm rộng lớn có giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng.Hình là tay chơi số 1 ở miền đại ngàn này. Năm 2014, Hình thu hoạch lứa sâm đầu tiên, kiếm được kha khá nên tổ chức đưa vợ con và bà con trong làng ra Hà Nội tham quan. Sau chuyến đi ấy, anh học được nhiều điều mới lạ và quyết tâm sẽ đầu tư trồng sâm Ngọc Linh gắn với việc bảo vệ rừng để làm giàu.Hình là người có hơn 20 năm bám trụ, từ 1 “người rừng” đúng nghĩa, anh trở thành tỷ phú giữa miền rừng thẳm Ngọc Linh. Để chuẩn bị mua ôtô, đầu năm 2015, Hình vào rừng nhổ hơn 5kg sâm Ngọc Linh bán được 150 triệu đồng. Ông khăn gói xuống Tam Kỳ thuê nhà ở 3 tháng học lấy bằng lái từ tháng 6. Đây là đại gia đầu tiên ở Ngọc Linh có bằng lái ôtô.Đến Trà Linh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) hỏi về sâm Ngọc Linh, ai cũng bảo lên nóc Măng Lùng, thôn 2, gặp ông Hồ Văn Du sẽ rõ. Ông Du hiện là người trồng nhiều sâm và được cho là giàu có nhất xã.Hơn 30 năm nay, ông Hồ Văn Du đã âm thầm bám rừng núi Ngọc Linh để trồng sâm. Lão đại gia chân đất đã nuôi khát vọng tỷ phú của mình giờ đã thành hiện thực, khi ông có trong tay vườn sâm từ 1 đến 15 năm tuổi.Vườn sâm Ngọc Linh của ông Du có gần 130.000 gốc, trong đó trên 10.000 cây hơn 10 năm tuổi. “Cây sâm càng nhiều tuổi càng giá trị. Thấp nhất loại sâm trên 5 tuổi khoảng 40 triệu đồng một kg, loại hơn 10 tuổi giá gấp đôi”, ông Du nói. "Vua sâm” ước tính bình quân 20 gốc sâm 12 đến 15 tuổi sẽ cho một kg thì cả vườn của ông có khoảng 6,5 tấn sâm củ, tương đương 250 tỷ đồng.Một nông dân trồng sâm đã vào hàng đại gia của xã Trà Linh là Nguyễn Văn Lượng. Anh Lượng cho biết, hiện trồng khoảng 4.000 gốc sâm Ngọc Linh, trong đó khoảng 3.000 gốc 6 năm tuổi chờ thu hoạch. Mới đây, anh đã xuất bán 1.000 gốc sâm gần 10 năm tuổi cho các thương lái ở TP HCM và Hà Nội.
aaaaaaaNhờ có kinh nghiệm thực tế nên mỗi năm, anh có thể nhân ra hàng trăm gốc sâm giống. Vì vậy, vườn sâm cứ rộng dần theo thời gian. Cũng vì diện tích trồng sâm ngày càng rộng ra nên anh Lượng phải thuê 10 nhân công về chăm sóc. Năm 2014, có lần, anh Lượng thu hoạch sâm đã mua 3 con lợn về để làm thịt chiêu đãi mọi người.
Ông Hồ Kim Lĩnh ở Nam Trà My, Quảng Nam được xem là đại gia sâm rừng nhờ sở hữu vườn sâm Ngọc Linh đắt giá. Cây sâm Ngọc Linh 7 nhánh cực kỳ quý hiếm do ông Hồ Kim Lĩnh chăm sóc được trả giá 30.000 USD (hơn 600 triệu đồng) nhưng ông vẫn không bán.
Ông Hồ Kim Lĩnh, thôn 3, xã Trà Linh là người đào được cây sâm này ở rừng về cách đây 20 năm trước. Sau đó, ông trồng tại vườn. Điều đặc biệt, cây sâm này có 7 nhánh, mỗi năm cho hơn 1.000 hạt. Nhờ cây sâm Tổ này mỗi năm cho ông hơn 1.000 hạt giống để nhân rộng vườn sâm triệu USD của mình. Ảnh: Ông Hồ Kim Lĩnh bên gốc sâm Ngọc Linh Tổ có tuổi đời hàng trăm năm trong vườn nhà.
Ngay trong khu vườn sâm Ngọc Linh "khủng" của gia đình ông Hồ Kim Lĩnh ở thôn 3 Trà Linh rộng hơn 1,5 ha, ngoài cây sâm cổ, còn hàng chục nghìn gốc sâm Ngọc Linh có tuổi đời từ 1 đến 20 năm tuổi. Dù vậy, ông Lĩnh chỉ có trồng thêm chứ không chịu bán.
Ngoài ra, chỉ tính tại thôn 3 Trà Linh hiện có hơn 50 vườn sâm Ngọc Linh có tuổi từ 1 đến 25 năm. Bình quân mỗi vườn có hàng chục nghìn gốc sâm các loại. Ông Hồ Văn Hình (thôn 3, xã Trà Linh) cũng là một tỷ phú trẻ khi đang sở hữu nhiều vườn sâm rộng lớn có giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng.
Hình là tay chơi số 1 ở miền đại ngàn này. Năm 2014, Hình thu hoạch lứa sâm đầu tiên, kiếm được kha khá nên tổ chức đưa vợ con và bà con trong làng ra Hà Nội tham quan. Sau chuyến đi ấy, anh học được nhiều điều mới lạ và quyết tâm sẽ đầu tư trồng sâm Ngọc Linh gắn với việc bảo vệ rừng để làm giàu.
Hình là người có hơn 20 năm bám trụ, từ 1 “người rừng” đúng nghĩa, anh trở thành tỷ phú giữa miền rừng thẳm Ngọc Linh. Để chuẩn bị mua ôtô, đầu năm 2015, Hình vào rừng nhổ hơn 5kg sâm Ngọc Linh bán được 150 triệu đồng. Ông khăn gói xuống Tam Kỳ thuê nhà ở 3 tháng học lấy bằng lái từ tháng 6. Đây là đại gia đầu tiên ở Ngọc Linh có bằng lái ôtô.
Đến Trà Linh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) hỏi về sâm Ngọc Linh, ai cũng bảo lên nóc Măng Lùng, thôn 2, gặp ông Hồ Văn Du sẽ rõ. Ông Du hiện là người trồng nhiều sâm và được cho là giàu có nhất xã.
Hơn 30 năm nay, ông Hồ Văn Du đã âm thầm bám rừng núi Ngọc Linh để trồng sâm. Lão đại gia chân đất đã nuôi khát vọng tỷ phú của mình giờ đã thành hiện thực, khi ông có trong tay vườn sâm từ 1 đến 15 năm tuổi.
Vườn sâm Ngọc Linh của ông Du có gần 130.000 gốc, trong đó trên 10.000 cây hơn 10 năm tuổi. “Cây sâm càng nhiều tuổi càng giá trị. Thấp nhất loại sâm trên 5 tuổi khoảng 40 triệu đồng một kg, loại hơn 10 tuổi giá gấp đôi”, ông Du nói. "Vua sâm” ước tính bình quân 20 gốc sâm 12 đến 15 tuổi sẽ cho một kg thì cả vườn của ông có khoảng 6,5 tấn sâm củ, tương đương 250 tỷ đồng.
Một nông dân trồng sâm đã vào hàng đại gia của xã Trà Linh là Nguyễn Văn Lượng. Anh Lượng cho biết, hiện trồng khoảng 4.000 gốc sâm Ngọc Linh, trong đó khoảng 3.000 gốc 6 năm tuổi chờ thu hoạch. Mới đây, anh đã xuất bán 1.000 gốc sâm gần 10 năm tuổi cho các thương lái ở TP HCM và Hà Nội.
aaaaaaa
Nhờ có kinh nghiệm thực tế nên mỗi năm, anh có thể nhân ra hàng trăm gốc sâm giống. Vì vậy, vườn sâm cứ rộng dần theo thời gian. Cũng vì diện tích trồng sâm ngày càng rộng ra nên anh Lượng phải thuê 10 nhân công về chăm sóc. Năm 2014, có lần, anh Lượng thu hoạch sâm đã mua 3 con lợn về để làm thịt chiêu đãi mọi người.