1. Dụng cụ đun nấu
Đây được xem là một yếu tố khá quan trọng cho việc tiết kiệm gas mà bạn cần chú ý. Những chiếc nồi dày thường tốn thời gian làm nóng, bạn nên chọn nồi nhôm, nồi inox đáy mỏng dễ hấp thụ nhiệt. Hơn nữa, bề mặt tiếp xúc với ngọn lửa càng sạch thì bóng dẫn nhiệt sẽ tốt hơn so với bề mặt bị mờ và cháy đen.Không nên chọn nồi quá nhỏ, ngọn lửa tràn qua thành nồi, cân nhắc dùng nồi lớn hơn kích thước đầu đốt của bếp. Đồng thời chú ý lượng thức ăn phù hợp, không nấu lượng ít trong nồi lớn, gây lãng phí gas.Bên cạnh đó, thời gian đun nấu có thể tiết kiệm từ 1-2 phút khi bạn lau sạch nước đọng trên bề mặt nồi. Việc dùng ngọn lửa đốt thẳng trên bếp cho mau khô sẽ "ngốn" một lượng gas không nhỏ. Ngoài ra, việc vệ sinh bếp nấu cũng rất cần thiết (đặc biệt là các loại bếp cũ), tránh để bụi bẩn, dầu mỡ... làm bít các lỗ khí của đường dẫn gas khiến lửa nhỏ dần vì một phần gas đã thoát ra ngoài. 2. Chế độ lửa phù hợp
Bạn chỉ cần điều chỉnh lửa vừa với đáy nồi, nếu ngọn lửa quá lớn, nhiệt sẽ phân tán ra xung quanh, gây cháy mép nồi hoặc thức ăn. Khi lửa màu vàng có nghĩa là gas không cháy hết, điều này có nghĩa nhiệt lượng cung cấp không đủ, bạn cần kiểm tra mâm chia lửa, van và cửa gas có bị bịt kín hoặc hỏng, làm ảnh hưởng đến việc dẫn khí. 3. Chế biến thực phẩm và thói quen đun nấu
Hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, gia vị trước khi bật bếp, nấu liên tục cho đến khi kết thúc. Việc tắt/mở bếp nhiều lần để chuẩn bị đồ nấu làm hơi gas bay đi nhiều, đồng thời giảm tuổi thọ của bếp.
Tranh thủ giã đông thực phẩm từ trước (ngâm nước ấm), bởi việc nấu thức ăn đóng đá bằng bếp gas sẽ phí phạm nhiệt để làm tan lớp đá, mất thời gian để đun nóng và làm chín.Nếu gia đình bạn thường dùng nước nóng để pha trà, cafe... nên đun lượng đủ dùng trong một lần và giữ ấm trong phích, ấm tích để sử dụng cả ngày thay vì nấu ít nước, chia thành nhiều lần. Việc tiết kiệm gas cần sự chú ý, chi tiết khi nội trợ. Đối với các món luộc, nấu mì...không nên đun quá nhiều nước trong nồi to vì phần nước thừa gây lãng phí mà lại không sử dụng đến. Sẽ tiện lợi hơn rất nhiều nên bạn biết tận dụng hơi nóng khi đậy vung nồi. Lượng hơi nóng có khả năng làm chín thức ăn (rau luộc), giữ nhiệt, bạn có thể đậy nồi, tắt bếp hoặc để lửa nhỏ liu riu tiết kiệm gas.Ngoài ra, tập trung khi nấu ăn (không vừa nấu vừa trông trẻ, nghe điện thoại, xem tivi...) sẽ vừa đảm bảo an toàn vừa giúp bạn điều chỉnh bếp hợp lý, tránh lãng phí khí đốt. 4. Kiểm tra thiết bị gas
Cần đảm bảo ống dẫn không có vết thủng (do chuột cắn, vật sắc nhọn đâm phải...), van không rỉ sét, không xì gas gây lãng phí và cháy nổ, nguy hiểm cho bạn và gia đình. Khi không sử dụng, bạn tắt bếp và khóa van, nhấn điều áp trên bình gas để tránh gas thất thoát ra ngoài.
1. Dụng cụ đun nấu
Đây được xem là một yếu tố khá quan trọng cho việc tiết kiệm gas mà bạn cần chú ý. Những chiếc nồi dày thường tốn thời gian làm nóng, bạn nên chọn nồi nhôm, nồi inox đáy mỏng dễ hấp thụ nhiệt. Hơn nữa, bề mặt tiếp xúc với ngọn lửa càng sạch thì bóng dẫn nhiệt sẽ tốt hơn so với bề mặt bị mờ và cháy đen.
Không nên chọn nồi quá nhỏ, ngọn lửa tràn qua thành nồi, cân nhắc dùng nồi lớn hơn kích thước đầu đốt của bếp. Đồng thời chú ý lượng thức ăn phù hợp, không nấu lượng ít trong nồi lớn, gây lãng phí gas.
Bên cạnh đó, thời gian đun nấu có thể tiết kiệm từ 1-2 phút khi bạn lau sạch nước đọng trên bề mặt nồi. Việc dùng ngọn lửa đốt thẳng trên bếp cho mau khô sẽ "ngốn" một lượng gas không nhỏ.
Ngoài ra, việc vệ sinh bếp nấu cũng rất cần thiết (đặc biệt là các loại bếp cũ), tránh để bụi bẩn, dầu mỡ... làm bít các lỗ khí của đường dẫn gas khiến lửa nhỏ dần vì một phần gas đã thoát ra ngoài.
2. Chế độ lửa phù hợp
Bạn chỉ cần điều chỉnh lửa vừa với đáy nồi, nếu ngọn lửa quá lớn, nhiệt sẽ phân tán ra xung quanh, gây cháy mép nồi hoặc thức ăn.
Khi lửa màu vàng có nghĩa là gas không cháy hết, điều này có nghĩa nhiệt lượng cung cấp không đủ, bạn cần kiểm tra mâm chia lửa, van và cửa gas có bị bịt kín hoặc hỏng, làm ảnh hưởng đến việc dẫn khí.
3. Chế biến thực phẩm và thói quen đun nấu
Hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, gia vị trước khi bật bếp, nấu liên tục cho đến khi kết thúc. Việc tắt/mở bếp nhiều lần để chuẩn bị đồ nấu làm hơi gas bay đi nhiều, đồng thời giảm tuổi thọ của bếp.
Tranh thủ giã đông thực phẩm từ trước (ngâm nước ấm), bởi việc nấu thức ăn đóng đá bằng bếp gas sẽ phí phạm nhiệt để làm tan lớp đá, mất thời gian để đun nóng và làm chín.
Nếu gia đình bạn thường dùng nước nóng để pha trà, cafe... nên đun lượng đủ dùng trong một lần và giữ ấm trong phích, ấm tích để sử dụng cả ngày thay vì nấu ít nước, chia thành nhiều lần.
Việc tiết kiệm gas cần sự chú ý, chi tiết khi nội trợ. Đối với các món luộc, nấu mì...không nên đun quá nhiều nước trong nồi to vì phần nước thừa gây lãng phí mà lại không sử dụng đến.
Sẽ tiện lợi hơn rất nhiều nên bạn biết tận dụng hơi nóng khi đậy vung nồi. Lượng hơi nóng có khả năng làm chín thức ăn (rau luộc), giữ nhiệt, bạn có thể đậy nồi, tắt bếp hoặc để lửa nhỏ liu riu tiết kiệm gas.
Ngoài ra, tập trung khi nấu ăn (không vừa nấu vừa trông trẻ, nghe điện thoại, xem tivi...) sẽ vừa đảm bảo an toàn vừa giúp bạn điều chỉnh bếp hợp lý, tránh lãng phí khí đốt.
4. Kiểm tra thiết bị gas
Cần đảm bảo ống dẫn không có vết thủng (do chuột cắn, vật sắc nhọn đâm phải...), van không rỉ sét, không xì gas gây lãng phí và cháy nổ, nguy hiểm cho bạn và gia đình.
Khi không sử dụng, bạn tắt bếp và khóa van, nhấn điều áp trên bình gas để tránh gas thất thoát ra ngoài.