Bí mật bom hiện đại nhất của Mỹ nguy cơ rơi vào tay Iran

Bí mật bom hiện đại nhất của Mỹ nguy cơ rơi vào tay Iran

Bom lượn có điều khiển GBU-53/B StormBreaker, được cho là vũ khí hiện đại nhất trong kho vũ khí thông thường của Mỹ, do bị trục trặc kỹ thuật, đã rơi xuống lãnh thổ Yemen và có nguy cơ rơi vào tay Iran.

Trong cuộc không kích của Mỹ vào lãnh thổ Yemen tối ngày 24/4, một quả bom dẫn đường chính xác GBU-53/B StormBreaker đã rơi nguyên vẹn do trục trặc kỹ thuật. Một số nguồn tin cho rằng, quả bom thuộc loại vũ khí mới nhất này của Mỹ, đã rơi vào tay các chiến binh thuộc phong trào Ansar Allah của Yemen; những người rất có thể sẽ chia sẻ bí mật này với Iran.
Trong cuộc không kích của Mỹ vào lãnh thổ Yemen tối ngày 24/4, một quả bom dẫn đường chính xác GBU-53/B StormBreaker đã rơi nguyên vẹn do trục trặc kỹ thuật. Một số nguồn tin cho rằng, quả bom thuộc loại vũ khí mới nhất này của Mỹ, đã rơi vào tay các chiến binh thuộc phong trào Ansar Allah của Yemen; những người rất có thể sẽ chia sẻ bí mật này với Iran.
Theo trang Bulgarian Military, bom lượn có điều khiển GBU-53/B StormBreaker, được thả từ máy bay chiến đấu, có thể tiêu diệt mục tiêu cố định với cự ly tới 111 km và 74 km đối với mục tiêu di động.
Theo trang Bulgarian Military, bom lượn có điều khiển GBU-53/B StormBreaker, được thả từ máy bay chiến đấu, có thể tiêu diệt mục tiêu cố định với cự ly tới 111 km và 74 km đối với mục tiêu di động.
Loại bom này mới hoàn thành thử nghiệm vào năm 2017, được coi là vũ khí công nghệ cao, độ chính xác cao và giá thành cũng rất cao. Cho đến gần đây, Mỹ vẫn “cẩn thận” che giấu công nghệ sản xuất của loại vũ khí này. Nhưng hiện nay, cả Houthi và Iran đều đã có được quyền truy cập vào công nghệ này.
Loại bom này mới hoàn thành thử nghiệm vào năm 2017, được coi là vũ khí công nghệ cao, độ chính xác cao và giá thành cũng rất cao. Cho đến gần đây, Mỹ vẫn “cẩn thận” che giấu công nghệ sản xuất của loại vũ khí này. Nhưng hiện nay, cả Houthi và Iran đều đã có được quyền truy cập vào công nghệ này.
Khi bình luận về “món quà từ trên trời rơi xuống đất” này, các chuyên gia lưu ý đến một điểm quan trọng khác đó là, nếu máy bay Mỹ phải sử dụng bom tầm xa tấn công các mục tiêu của lực lượng vũ trang Houthi, thì mối đe dọa từ hệ thống phòng không của Houthi là khá cao; suy rộng ra là lực lượng phòng không của Iran rất mạnh, Mỹ khó có thể “bắt nạt”.
Khi bình luận về “món quà từ trên trời rơi xuống đất” này, các chuyên gia lưu ý đến một điểm quan trọng khác đó là, nếu máy bay Mỹ phải sử dụng bom tầm xa tấn công các mục tiêu của lực lượng vũ trang Houthi, thì mối đe dọa từ hệ thống phòng không của Houthi là khá cao; suy rộng ra là lực lượng phòng không của Iran rất mạnh, Mỹ khó có thể “bắt nạt”.
Có vẻ như hiện nay máy bay chiến đấu của Mỹ tham gia chiến dịch không kích lực lượng Houthi ở Yemen, không thể “bay thoải mái” để tấn công mục tiêu, mà chỉ tiếp cận ở một khoảng cách nhất định, thả bom rồi nhanh chóng di chuyển ra xa; giống như lực lượng không quân chiến thuật của Nga, đang chiến đấu ở chiến trường Ukraine.
Có vẻ như hiện nay máy bay chiến đấu của Mỹ tham gia chiến dịch không kích lực lượng Houthi ở Yemen, không thể “bay thoải mái” để tấn công mục tiêu, mà chỉ tiếp cận ở một khoảng cách nhất định, thả bom rồi nhanh chóng di chuyển ra xa; giống như lực lượng không quân chiến thuật của Nga, đang chiến đấu ở chiến trường Ukraine.
Chiến thuật này có thể gây ra tác động tiêu cực nhất đến các hoạt động của lực lượng không quân chiến thuật Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột toàn diện với Iran; nhất là khi Tổng thống Donald Trump thường xuyên đe dọa với Tehran, từ khi ông tái đắc cử chức Tổng thống Mỹ.
Chiến thuật này có thể gây ra tác động tiêu cực nhất đến các hoạt động của lực lượng không quân chiến thuật Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột toàn diện với Iran; nhất là khi Tổng thống Donald Trump thường xuyên đe dọa với Tehran, từ khi ông tái đắc cử chức Tổng thống Mỹ.
Điều đáng chú ý là quân đội Mỹ, bắt đầu tấn công lãnh thổ Yemen vào ngày 15/3 năm nay theo lệnh của Tổng thống Donald Trump. Lầu Năm góc cho rằng, hoạt động này với các cuộc tấn công lớn vào các mục tiêu của Houthi, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của Mỹ và đảm bảo quyền tự do hàng hải.
Điều đáng chú ý là quân đội Mỹ, bắt đầu tấn công lãnh thổ Yemen vào ngày 15/3 năm nay theo lệnh của Tổng thống Donald Trump. Lầu Năm góc cho rằng, hoạt động này với các cuộc tấn công lớn vào các mục tiêu của Houthi, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của Mỹ và đảm bảo quyền tự do hàng hải.
Hãng tin Mỹ CNN cho biết, chỉ riêng trong tuần qua, Không quân Mỹ đã thực hiện ít nhất 260 cuộc không kích vào lãnh thổ Yemen. Điều đặc biệt trong các cuộc không kích này, đó là lực lượng không quân hải quân của Mỹ, lần đầu sử dụng tiêm kích hạm tàng hình F-35C tham gia tấn công.
Hãng tin Mỹ CNN cho biết, chỉ riêng trong tuần qua, Không quân Mỹ đã thực hiện ít nhất 260 cuộc không kích vào lãnh thổ Yemen. Điều đặc biệt trong các cuộc không kích này, đó là lực lượng không quân hải quân của Mỹ, lần đầu sử dụng tiêm kích hạm tàng hình F-35C tham gia tấn công.
Hiện trên biển Ả Rập, Phi đội tiêm kích tấn công 97 trên tàu sân bay USS Carl Vinson, được trang bị tiêm kích hạm tàng hình F-35C, sử dụng các loại vũ khí dẫn đường chính xác, bao gồm bom GBU-31, tên lửa tấn công tầm xa AGM-154… tiến hành các đợt không kích các mục tiêu của lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn ở miền tây Yemen.
Hiện trên biển Ả Rập, Phi đội tiêm kích tấn công 97 trên tàu sân bay USS Carl Vinson, được trang bị tiêm kích hạm tàng hình F-35C, sử dụng các loại vũ khí dẫn đường chính xác, bao gồm bom GBU-31, tên lửa tấn công tầm xa AGM-154… tiến hành các đợt không kích các mục tiêu của lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn ở miền tây Yemen.
Có thể nói đây là khoảnh khắc lịch sử, khi F-35C, máy bay chiến đấu tàng hình trên tàu sân bay tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ, được triển khai trong chiến đấu; chống lại một thế lực phi nhà nước, thiếu hệ thống phòng không hiện đại, thể hiện tính linh hoạt của nó trong chiến tranh bất đối xứng.
Có thể nói đây là khoảnh khắc lịch sử, khi F-35C, máy bay chiến đấu tàng hình trên tàu sân bay tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ, được triển khai trong chiến đấu; chống lại một thế lực phi nhà nước, thiếu hệ thống phòng không hiện đại, thể hiện tính linh hoạt của nó trong chiến tranh bất đối xứng.
Những tác động chiến thuật của việc triển khai F-35C trong cuộc xung đột này là rất đáng chủ ý, vì lực lượng Houthi hiện không có hệ thống phòng không hiện đại như S-400 của Nga hoặc HQ-9 của Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự phương Tây nhận định các động thái cho thấy lực lượng phòng không Houthi vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng với máy bay Mỹ.
Những tác động chiến thuật của việc triển khai F-35C trong cuộc xung đột này là rất đáng chủ ý, vì lực lượng Houthi hiện không có hệ thống phòng không hiện đại như S-400 của Nga hoặc HQ-9 của Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự phương Tây nhận định các động thái cho thấy lực lượng phòng không Houthi vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng với máy bay Mỹ.
Mặc dù vừa qua, lực lượng không quân chiến thuật của Mỹ và Anh đã tiến hành hàng loạt chiến dịch không kích dữ dội nhằm vào cơ sở hạ tầng và vũ khí của Houthi; nhưng Houthi thường tuyên bố sử dụng tên lửa nội địa để bắn hạ UAV hiện đại MQ-9 của Mỹ.
Mặc dù vừa qua, lực lượng không quân chiến thuật của Mỹ và Anh đã tiến hành hàng loạt chiến dịch không kích dữ dội nhằm vào cơ sở hạ tầng và vũ khí của Houthi; nhưng Houthi thường tuyên bố sử dụng tên lửa nội địa để bắn hạ UAV hiện đại MQ-9 của Mỹ.
"Chắc chắn họ được Iran giúp sức, nhưng không thể phủ nhận thực tế là lực lượng này có khả năng tự phát triển, chế tạo và lắp ráp nhiều loại tên lửa ngay trên lãnh thổ Yemen", cây bút Joseph Trevithick viết trên chuyên trang quân sự War Zone của Mỹ.
"Chắc chắn họ được Iran giúp sức, nhưng không thể phủ nhận thực tế là lực lượng này có khả năng tự phát triển, chế tạo và lắp ráp nhiều loại tên lửa ngay trên lãnh thổ Yemen", cây bút Joseph Trevithick viết trên chuyên trang quân sự War Zone của Mỹ.
Một trong các mẫu tên lửa phòng không hiện đại nhất mà Houthi tự phát triển là Barq-1 và Barq-2, với tầm bắn lần lượt là 50 và 70 km, được ra mắt trong cuộc duyệt binh hồi năm 2023. Giới quan sát nhận định chúng được chế tạo trên cơ sở tên lửa phòng không tầm trung Taer của Iran, được cho là sao chép từ tổ hợp phòng không 2K12 Kub và 9K37 Buk thời Liên Xô.
Một trong các mẫu tên lửa phòng không hiện đại nhất mà Houthi tự phát triển là Barq-1 và Barq-2, với tầm bắn lần lượt là 50 và 70 km, được ra mắt trong cuộc duyệt binh hồi năm 2023. Giới quan sát nhận định chúng được chế tạo trên cơ sở tên lửa phòng không tầm trung Taer của Iran, được cho là sao chép từ tổ hợp phòng không 2K12 Kub và 9K37 Buk thời Liên Xô.
Chưa rõ lực lượng Houthi khai hỏa và dẫn bắn cho tên lửa Barq-1/2 như thế nào. Tên lửa Taer thường triển khai trên những xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL), sử dụng khung gầm bánh lốp; thậm chí một số còn được tích hợp radar điều khiển hỏa lực (TELAR) như dòng Buk.
Chưa rõ lực lượng Houthi khai hỏa và dẫn bắn cho tên lửa Barq-1/2 như thế nào. Tên lửa Taer thường triển khai trên những xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL), sử dụng khung gầm bánh lốp; thậm chí một số còn được tích hợp radar điều khiển hỏa lực (TELAR) như dòng Buk.
Tuy nhiên do tầm bay hạn chế của bom GBU-31, yêu cầu phi công lái F-35C phải tiếp cận trong phạm vi bán kính mục tiêu là 24 km. Với lực lượng phòng không của Houthi, hiện vẫn đang là một “ẩn số”, nên Không quân Mỹ chắc không dám mạo hiểm với những chiếc F-35C đắt đỏ của họ cho một nhiệm vụ bất đối xứng như vậy. (nguồn ảnh Topwar, Al Jazeera. Wikipedia).
Tuy nhiên do tầm bay hạn chế của bom GBU-31, yêu cầu phi công lái F-35C phải tiếp cận trong phạm vi bán kính mục tiêu là 24 km. Với lực lượng phòng không của Houthi, hiện vẫn đang là một “ẩn số”, nên Không quân Mỹ chắc không dám mạo hiểm với những chiếc F-35C đắt đỏ của họ cho một nhiệm vụ bất đối xứng như vậy. (nguồn ảnh Topwar, Al Jazeera. Wikipedia).

GALLERY MỚI NHẤT