Nhà thờ Tổ nghề sân khấu hoành tráng của nghệ sĩ hài Hoài Linh nằm trên khu đất rộng 7.000 m2 tại phường Long Phước, quận 9, TP.HCM.
Tổng diện tích các công trình được cấp giấy phép xây dựng hơn 488 m2 gồm công trình cao một tầng rộng 197,6 m2, công trình cao hai tầng có tổng diện tích sàn xây dựng hơn 290 m2.
Công trình nhà thờ Tổ của Hoài Linh gồm các hạng mục nhà thờ chính, nhà thợ phụ, nhà nghỉ cho người thăm viếng ở lại qua đêm và nhiều tiểu cảnh, cây cảnh... Sau 2 năm xây dựng, nhà thờ Tổ đã hoàn thiện dù trước đó gặp không ít trục trặc về pháp lý. Từ ngày 11/9, danh hài đã khánh thành công trình nhưng phải đợi đến 12/9 vào đúng dịp giỗ Tổ nghề, anh mới mở cửa cho đồng nghiệp và người dân đến tham quan.
Cổng vào nhà thờ là cặp rồng lớn uy nghi, uốn lượn tạo thành thành cây cầu bắc qua con rạch. Trước đó vào tháng 2/2016, có thông tin cho rằng công trình tâm huyết của "Sáu Bảnh" có nguy cơ phải dỡ bỏ vì vi phạm Luật đất đai. Nhưng sau khi giải trình và hoàn thành các thủ tục pháp lý, nhà thờ Tổ tiếp tục hoàn thiện những công đoạn cuối cùng.
Cổng tam quan nhìn từ bên trong khuôn viên nhà thờ.
Bên hông nhà thờ chính với chóp ngói nhiều cặp rồng chầu. Những hàng cột chạy dọc hành lang bằng đá điêu khắc hình búp sen.
Hàng chục cột đá đỡ mái nhà thờ có đường kính hơn 30 cm, được điêu khắc chi tiết rồng cuộn đẹp mắt.
Bàn thờ chính và bàn thờ tam vị thánh được trang trí tinh xảo, sơn son thiếp vàng, thiết kế cầu kỳ, rất trang trọng. NSƯT Hoài Linh vốn sống tâm linh nên toàn bộ cấu trúc đền thờ được anh bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng trước khi xây dựng.
Khung cảnh choáng ngợp với vô số chi tiết chạm trổ, uốn lượn khi khách nhìn lên phía trên. Công trình mang ý nghĩa linh thiêng với tâm nguyện quy tụ các nghệ sĩ về một nơi để hướng đến việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống.
Hệ thống kèo, cột được chạm trổ công phu. Phần mái thiết kế hở đưa được nhiều ánh sáng vào bên trong.
Những tấm cửa phía trước đều được chạm khắc nhiều chi tiết truyền thống.
Hoành phi, câu đối trong gian thờ được sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
Bên trong trang trí nhiều đồ bằng gỗ, đồng như tượng ngựa vàng, tượng sư tử bằng gỗ, chiếc trống, chuông...
Toàn bộ vật liệu được Hoài Linh đặt mua ở những nơi uy tín nên mất khá nhiều thời gian để chuyên chở. Trong ảnh: Hòn non bộ làm bằng đá hoa cương do một cơ sở điêu khắc ở Quảng Nam chế tác đặt giữa hồ cá, phía trước là chữ Tâm, phía sau đặt chữ Đạo.
Các phiến đá nguyên khối lớn khắc những lời răn dạy trong cuộc sống.
Hồ cá khá lớn với hàng chục cá chép nhiều màu sắc bơi lội.
Tiểu cảnh núi đá, dòng suối, cây cầu cùng cây xanh được bố trí hài hòa, tạo cảm giác yên bình, thư giãn.
Cây cảnh trong khuôn viên nhà thờ Tổ với nhiều chủng loại có giá trị. Nhiều nghệ sĩ, đệ tử của Hoài Linh cũng góp công, dâng cúng cây cảnh.
Một cây đa khá lớn được trồng phía trước, tạo không gian xanh, cảm giác mát mẻ cho công trình vừa được khánh thành.
Cây me cảnh giá trị trồng ở vị trí đẹp bên hòn non bộ. Ngoài ra trong khuôn viên nhà thờ còn có bãi đỗ xe, khu trồng rau xanh, khu vệ sinh riêng.
Nhà thờ Tổ nghề sân khấu hoành tráng của nghệ sĩ hài Hoài Linh nằm trên khu đất rộng 7.000 m2 tại phường Long Phước, quận 9, TP.HCM.
Tổng diện tích các công trình được cấp giấy phép xây dựng hơn 488 m2 gồm công trình cao một tầng rộng 197,6 m2, công trình cao hai tầng có tổng diện tích sàn xây dựng hơn 290 m2.
Công trình nhà thờ Tổ của Hoài Linh gồm các hạng mục nhà thờ chính, nhà thợ phụ, nhà nghỉ cho người thăm viếng ở lại qua đêm và nhiều tiểu cảnh, cây cảnh... Sau 2 năm xây dựng, nhà thờ Tổ đã hoàn thiện dù trước đó gặp không ít trục trặc về pháp lý. Từ ngày 11/9, danh hài đã khánh thành công trình nhưng phải đợi đến 12/9 vào đúng dịp giỗ Tổ nghề, anh mới mở cửa cho đồng nghiệp và người dân đến tham quan.
Cổng vào nhà thờ là cặp rồng lớn uy nghi, uốn lượn tạo thành thành cây cầu bắc qua con rạch. Trước đó vào tháng 2/2016, có thông tin cho rằng công trình tâm huyết của "Sáu Bảnh" có nguy cơ phải dỡ bỏ vì vi phạm Luật đất đai. Nhưng sau khi giải trình và hoàn thành các thủ tục pháp lý, nhà thờ Tổ tiếp tục hoàn thiện những công đoạn cuối cùng.
Cổng tam quan nhìn từ bên trong khuôn viên nhà thờ.
Bên hông nhà thờ chính với chóp ngói nhiều cặp rồng chầu. Những hàng cột chạy dọc hành lang bằng đá điêu khắc hình búp sen.
Hàng chục cột đá đỡ mái nhà thờ có đường kính hơn 30 cm, được điêu khắc chi tiết rồng cuộn đẹp mắt.
Bàn thờ chính và bàn thờ tam vị thánh được trang trí tinh xảo, sơn son thiếp vàng, thiết kế cầu kỳ, rất trang trọng. NSƯT Hoài Linh vốn sống tâm linh nên toàn bộ cấu trúc đền thờ được anh bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng trước khi xây dựng.
Khung cảnh choáng ngợp với vô số chi tiết chạm trổ, uốn lượn khi khách nhìn lên phía trên. Công trình mang ý nghĩa linh thiêng với tâm nguyện quy tụ các nghệ sĩ về một nơi để hướng đến việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống.
Hệ thống kèo, cột được chạm trổ công phu. Phần mái thiết kế hở đưa được nhiều ánh sáng vào bên trong.
Những tấm cửa phía trước đều được chạm khắc nhiều chi tiết truyền thống.
Hoành phi, câu đối trong gian thờ được sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
Bên trong trang trí nhiều đồ bằng gỗ, đồng như tượng ngựa vàng, tượng sư tử bằng gỗ, chiếc trống, chuông...
Toàn bộ vật liệu được Hoài Linh đặt mua ở những nơi uy tín nên mất khá nhiều thời gian để chuyên chở. Trong ảnh: Hòn non bộ làm bằng đá hoa cương do một cơ sở điêu khắc ở Quảng Nam chế tác đặt giữa hồ cá, phía trước là chữ Tâm, phía sau đặt chữ Đạo.
Các phiến đá nguyên khối lớn khắc những lời răn dạy trong cuộc sống.
Hồ cá khá lớn với hàng chục cá chép nhiều màu sắc bơi lội.
Tiểu cảnh núi đá, dòng suối, cây cầu cùng cây xanh được bố trí hài hòa, tạo cảm giác yên bình, thư giãn.
Cây cảnh trong khuôn viên nhà thờ Tổ với nhiều chủng loại có giá trị. Nhiều nghệ sĩ, đệ tử của Hoài Linh cũng góp công, dâng cúng cây cảnh.
Một cây đa khá lớn được trồng phía trước, tạo không gian xanh, cảm giác mát mẻ cho công trình vừa được khánh thành.
Cây me cảnh giá trị trồng ở vị trí đẹp bên hòn non bộ. Ngoài ra trong khuôn viên nhà thờ còn có bãi đỗ xe, khu trồng rau xanh, khu vệ sinh riêng.