Sau hơn 1 tuần lễ các lực lượng chức năng ở Hà Nội ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhiều tuyến phố "nóng" vấn đề lấn chiếm vỉa hè đã trở nên thoáng đãng, rộng rãi hơn. Bên cạnh hoạt động quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm lấn chiếm vỉa hè, các lực lượng chức năng cũng tăng cường tuyên truyền vận động, nhắc nhở người dân không "tái chiếm" vỉa hè, đặc biệt là những cá nhân buôn bán hàng rong trên phố. Trên các tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Xã Đàn, Hoàng Cầu, Yên Lãng, Láng Hạ... các gánh hàng rong, quán trà đá thay vì bày bán hàng hóa tràn lan ra vỉa hè đã lùi sau các vạch kẻ trên vỉa hè để mưu sinh.Sau khi "giải phóng" hàng loạt vỉa hè, thì các vạch vôi vẽ xác định phần vỉa hè dành cho người đi bộ đã xuất hiện nhiều trên tuyến phố Hà Nội. Theo yêu cầu của thành phố, đối với vỉa hè rộng từ 3,5m trở lên thì vạch vôi sẽ được kẻ rộng 2m tính từ mép nhà dân. Trong khoảng không 2m đó là các quán trà đá, gánh hàng rong bán bánh, quán sửa khóa hay đơn giản chỉ là một nơi dừng chân của người đánh giày.Khác với trước đây, những gánh hàng rong vỉa hè lùi sâu, rất khó nhìn thấy.Một người bán hàng ăn sáng rong trên phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) chia sẻ: "Ngày nông nhàn thì tranh thủ gánh hàng đi bán để kiếm thêm thu nhập. Từ khi có yêu cầu không bán ở vỉa hè, tôi và các chị em bán hàng phải thay đổi chỗ bán, thường xuyên di chuyển hoặc ngồi lùi vào sâu sau vạch kẻ ở vỉa hè. Nhiều khi ngồi khuất quá, khách không nhìn thấy. Khách quen thấy mình thì lại hỏi là chuyển đi đâu, hay không bán nữa mà không thấy ngồi chỗ cũ".Mặc dù công việc và thu nhập bị ảnh hưởng song người phụ nữ bán hàng ăn sáng này vẫn khá vui vẻ: "Vỉa hè đúng là sạch sẽ, gọn gàng hơn. Thôi thì, chịu khó đi lại chút vậy".Một hàng bán bánh ngồi khuất sau vạch kẻ vỉa hè trên phố Ngô Sĩ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội).Việc lùi sau các vạch kẻ ở vỉa hè để bán hàng tuy là cách chấp hành của những người bán hàng rong, song điều này lại gây ra tình trạng lộn xộn trên vỉa hè, bởi nhiều người đi đường lao xe lên vỉa hè để mua hàng.Đa phần hàng rong di chuyển liên tục để tìm khách và "né" các lực lượng chức năng. Tuy nhiên, việc nhiều hàng tập trung dưới lòng đường, gây ảnh hưởng nhiều đến giao thông. Ảnh chụp trên phố Tạ Hiện (Hoàn Kiếm, Hà Nội).Một số hàng rong khi vắng bóng các lực lượng chức năng đã "tái chiếm" vỉa hè. Nhiều người chia sẻ họ "chỉ đứng một chút, bán xong là đi ngay" hoặc "nếu thấy công an thì lại đi chỗ khác".Hầu hết những gánh hàng xôi, hoa quả... đều không muốn mất khách quen và địa bàn kinh doanh thuận lợi.Một gánh xôi rất đông khách trên vỉa hè Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Sau khi bán nhanh cho khoảng 5-6 khách, chiếc xe vội vã rời đi.Anh Phú (quê ở Hưng Yên, một người bán hàng rong trên phố Nguyễn Trãi -Thanh Xuân) tâm sự: "Từ lúc có dẹp vỉa hè, bán hàng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, bán mà cứ như đi ăn trộm. Thế nhưng biết sao được, vỉa hè không phải của mình, phải trả thôi. Hàng rong thì phải đi, chứ không đứng lỳ một chỗ chiếm vỉa hè được".
Sau hơn 1 tuần lễ các lực lượng chức năng ở Hà Nội ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhiều tuyến phố "nóng" vấn đề lấn chiếm vỉa hè đã trở nên thoáng đãng, rộng rãi hơn. Bên cạnh hoạt động quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm lấn chiếm vỉa hè, các lực lượng chức năng cũng tăng cường tuyên truyền vận động, nhắc nhở người dân không "tái chiếm" vỉa hè, đặc biệt là những cá nhân buôn bán hàng rong trên phố. Trên các tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Xã Đàn, Hoàng Cầu, Yên Lãng, Láng Hạ... các gánh hàng rong, quán trà đá thay vì bày bán hàng hóa tràn lan ra vỉa hè đã lùi sau các vạch kẻ trên vỉa hè để mưu sinh.
Sau khi "giải phóng" hàng loạt vỉa hè, thì các vạch vôi vẽ xác định phần vỉa hè dành cho người đi bộ đã xuất hiện nhiều trên tuyến phố Hà Nội. Theo yêu cầu của thành phố, đối với vỉa hè rộng từ 3,5m trở lên thì vạch vôi sẽ được kẻ rộng 2m tính từ mép nhà dân. Trong khoảng không 2m đó là các quán trà đá, gánh hàng rong bán bánh, quán sửa khóa hay đơn giản chỉ là một nơi dừng chân của người đánh giày.
Khác với trước đây, những gánh hàng rong vỉa hè lùi sâu, rất khó nhìn thấy.
Một người bán hàng ăn sáng rong trên phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) chia sẻ: "Ngày nông nhàn thì tranh thủ gánh hàng đi bán để kiếm thêm thu nhập. Từ khi có yêu cầu không bán ở vỉa hè, tôi và các chị em bán hàng phải thay đổi chỗ bán, thường xuyên di chuyển hoặc ngồi lùi vào sâu sau vạch kẻ ở vỉa hè. Nhiều khi ngồi khuất quá, khách không nhìn thấy. Khách quen thấy mình thì lại hỏi là chuyển đi đâu, hay không bán nữa mà không thấy ngồi chỗ cũ".
Mặc dù công việc và thu nhập bị ảnh hưởng song người phụ nữ bán hàng ăn sáng này vẫn khá vui vẻ: "Vỉa hè đúng là sạch sẽ, gọn gàng hơn. Thôi thì, chịu khó đi lại chút vậy".
Một hàng bán bánh ngồi khuất sau vạch kẻ vỉa hè trên phố Ngô Sĩ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Việc lùi sau các vạch kẻ ở vỉa hè để bán hàng tuy là cách chấp hành của những người bán hàng rong, song điều này lại gây ra tình trạng lộn xộn trên vỉa hè, bởi nhiều người đi đường lao xe lên vỉa hè để mua hàng.
Đa phần hàng rong di chuyển liên tục để tìm khách và "né" các lực lượng chức năng. Tuy nhiên, việc nhiều hàng tập trung dưới lòng đường, gây ảnh hưởng nhiều đến giao thông. Ảnh chụp trên phố Tạ Hiện (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Một số hàng rong khi vắng bóng các lực lượng chức năng đã "tái chiếm" vỉa hè. Nhiều người chia sẻ họ "chỉ đứng một chút, bán xong là đi ngay" hoặc "nếu thấy công an thì lại đi chỗ khác".
Hầu hết những gánh hàng xôi, hoa quả... đều không muốn mất khách quen và địa bàn kinh doanh thuận lợi.
Một gánh xôi rất đông khách trên vỉa hè Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Sau khi bán nhanh cho khoảng 5-6 khách, chiếc xe vội vã rời đi.
Anh Phú (quê ở Hưng Yên, một người bán hàng rong trên phố Nguyễn Trãi -Thanh Xuân) tâm sự: "Từ lúc có dẹp vỉa hè, bán hàng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, bán mà cứ như đi ăn trộm. Thế nhưng biết sao được, vỉa hè không phải của mình, phải trả thôi. Hàng rong thì phải đi, chứ không đứng lỳ một chỗ chiếm vỉa hè được".