Phía sau lớp mây mù dày đặc phủ trên dãy núi đá yên ngựa chầu về bản Vặt (Mộc Châu - Sơn La) là nơi tương truyền có kho báu vàng của dòng họ Sa chôn giấu. Theo những lời đồn đoán, đó là những hũ vàng đầy ắp và vô số đồ cổ được cất giấu trong khe núi từ thời kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Năng lượng Việt Nam.Cụ Sa Văn Minh (con cháu dòng họ Sa) được cho là đã vẽ bản đồ tìm kho báu này vào một cuốn sổ nhỏ và luôn mang theo mình. Tuy nhiên, khi cụ đột ngột qua đời trong một chuyến đi công tác ở Trung Quốc vì đau tim, đến nay, không ai biết cuốn sổ bản đồ ấy lưu lạc nơi đâu. Nhiều lần đồn đoán và có người tìm kiếm mà chưa ai tìm ra được nơi giấu của. Kho báu vàng bạc của dòng họ Sa chôn giấu nơi núi rừng hiện vẫn chỉ là bí ẩn.Một trong những câu chuyện bí ẩn về những kho báu ở Việt Nam, kho báu do một vị tướng lãnh người Nhật Bản chôn giấu ở Núi Tàu trong Thế chiến thứ 2, lên đến 4.000 tấn vàng gây xôn xao hơn cả. Từ năm 1993 đến tháng 10/2011, ông Trần Văn Tiệp (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) và một số cộng sự tổ chức thăm dò, đầu tư nhiều tiền của để tìm manh mối về kho báu nghi chôn giấu tại đây. Ảnh: VTC.Sau nhiều lần tìm kiếm không thành, và khi cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận khẳng định không có kho báu nào ở Núi Tàu, thì mới đây có một người đàn ông sinh sống tại TP HCM lại trình báo kho báu của quân đội Nhật nằm dưới ba “giếng cổ” trên bờ biển, cách không xa Núi Tàu. Ảnh: Zing.Theo thông tin người này cung cấp, các địa điểm này cách nhau 500-700 m ở một khu vực khá hẻo lánh, nằm trên động cát ven biển từ lưu vực Đầm đến cửa Sứt, thuộc xã Phước Thể. Các giếng có độ sâu 4-7 m, nằm cách mép nước biển 5-50m. Người đàn ông khẳng định kho chứa vàng nằm ở độ sâu 7-10m, dưới lớp bê tông dày 40 cm. Tuy vậy, người dân địa phương và thợ rà phế liệu đều không tin có 4.000 tấn vàng tại xã Phước Thể. Kho báu huyền thoại vẫn còn là một ẩn số. Ảnh: Zing.Cho tới bây giờ, người dân ở làng Nga Hoàng (xã Yên Giả, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) vẫn truyền nhau câu chuyện về kho báu người Tàu được chôn bí mật ở núi Con Rùa. Chuyện người Tàu chôn vàng ở núi Con Rùa được nhắc tới trong thần tích về Thành hoàng làng. Tương truyền, núi này là hóa thân của một con rùa tinh chuyên làm hại dân làng. Sau có một vị thần đã dùng nỏ bắn gục con quái vật. Phần thân của nó thì biến thành quả núi, phần đầu thì bay đi nơi khác. Sau này, người Tàu qua đây đã chôn rất nhiều vàng để trấn yểm... Ảnh: Đời sống pháp luật.Từng được người xưa kể lại, Phù Nam (An Giang) là vùng đất giàu có, của cải để không hết. Cho đến khoảng năm 1986, một số người dân đi thăm đồng, đào đất đắp bờ ruộng bỗng nhiên lượm được vàng lá, đồng và một số cổ vật... từ đó khởi nguồn về cơn sốt đi tìm kho báu của vương quốc Phù Nam. Ảnh: Vietnamnet.Ông Chính (ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang) kể lại rằng: “Người đi đào ai may mắn thì gặp vàng nữ trang, vàng mỹ nghệ, kém hơn một chút là vàng lá... Riêng cổ vật thì không đếm xuể”. Nhiều người dân ở vùng đất này truyền miệng, cứ cuốc xuống đất chừng 40cm là sẽ đụng phải cổ vật, may mắn thì gặp được vòng vàng hay vàng lá. Ảnh minh họa.Theo lời kể của nhiều người dân làng Khỏn Sình, phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn thì miếu Thổ Công của làng là nơi chôn giấu một kho báu rất lớn. Tương truyền, kho báu là của quân khăn vàng thời Thái Bình Thiên Quốc chạy loạn xuống phương Nam để lại. Thông tin này có được do trong làng có một gia đình giữ được cuốn gia phả của dòng họ. Cũng có người kể rằng, kho báu ở đây là một hũ vàng, được chôn cất lại. Vì thế mà từ hàng trăm năm nay, dân làng Khỏn Sình canh giữ miếu rất nghiêm ngặt không cho ai xâm phạm.Lâu nay, người dân xã Vô Tranh (huyện Lục Nam, Bắc Giang) vẫn đồn đại với nhau về một kho báu bí mật được chôn gần cái giếng Chợ ở thôn Tranh. Theo các bậc lão làng kể lại, trước đây người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc của cải kèm theo một trinh nữ để yểm không cho người ngoài xâm nhập. Xung quanh kho báu này đã xuất hiện nhiều câu chuyện nhuốm màu sắc hoang đường như những đàn lợn vàng, chó vàng chạy ra từ hướng cái giếng rồi mất tích một cách bí ẩn…Trong một lần nạo vét giếng, người dân đã phát hiện dưới sâu lớp bùn trong lòng giếng có một con chó đá ở cổ có đeo vòng Tràng Hạt và một cái chuông. Điều này khiến người dân nơi đây càng tin vào những câu chuyện lạ lùng quanh chiếc giếng. Ảnh minh họa.
Phía sau lớp mây mù dày đặc phủ trên dãy núi đá yên ngựa chầu về bản Vặt (Mộc Châu - Sơn La) là nơi tương truyền có kho báu vàng của dòng họ Sa chôn giấu. Theo những lời đồn đoán, đó là những hũ vàng đầy ắp và vô số đồ cổ được cất giấu trong khe núi từ thời kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Năng lượng Việt Nam.
Cụ Sa Văn Minh (con cháu dòng họ Sa) được cho là đã vẽ bản đồ tìm kho báu này vào một cuốn sổ nhỏ và luôn mang theo mình. Tuy nhiên, khi cụ đột ngột qua đời trong một chuyến đi công tác ở Trung Quốc vì đau tim, đến nay, không ai biết cuốn sổ bản đồ ấy lưu lạc nơi đâu. Nhiều lần đồn đoán và có người tìm kiếm mà chưa ai tìm ra được nơi giấu của. Kho báu vàng bạc của dòng họ Sa chôn giấu nơi núi rừng hiện vẫn chỉ là bí ẩn.
Một trong những câu chuyện bí ẩn về những kho báu ở Việt Nam, kho báu do một vị tướng lãnh người Nhật Bản chôn giấu ở Núi Tàu trong Thế chiến thứ 2, lên đến 4.000 tấn vàng gây xôn xao hơn cả. Từ năm 1993 đến tháng 10/2011, ông Trần Văn Tiệp (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) và một số cộng sự tổ chức thăm dò, đầu tư nhiều tiền của để tìm manh mối về kho báu nghi chôn giấu tại đây. Ảnh: VTC.
Sau nhiều lần tìm kiếm không thành, và khi cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận khẳng định không có kho báu nào ở Núi Tàu, thì mới đây có một người đàn ông sinh sống tại TP HCM lại trình báo kho báu của quân đội Nhật nằm dưới ba “giếng cổ” trên bờ biển, cách không xa Núi Tàu. Ảnh: Zing.
Theo thông tin người này cung cấp, các địa điểm này cách nhau 500-700 m ở một khu vực khá hẻo lánh, nằm trên động cát ven biển từ lưu vực Đầm đến cửa Sứt, thuộc xã Phước Thể. Các giếng có độ sâu 4-7 m, nằm cách mép nước biển 5-50m. Người đàn ông khẳng định kho chứa vàng nằm ở độ sâu 7-10m, dưới lớp bê tông dày 40 cm. Tuy vậy, người dân địa phương và thợ rà phế liệu đều không tin có 4.000 tấn vàng tại xã Phước Thể. Kho báu huyền thoại vẫn còn là một ẩn số. Ảnh: Zing.
Cho tới bây giờ, người dân ở làng Nga Hoàng (xã Yên Giả, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) vẫn truyền nhau câu chuyện về kho báu người Tàu được chôn bí mật ở núi Con Rùa. Chuyện người Tàu chôn vàng ở núi Con Rùa được nhắc tới trong thần tích về Thành hoàng làng. Tương truyền, núi này là hóa thân của một con rùa tinh chuyên làm hại dân làng. Sau có một vị thần đã dùng nỏ bắn gục con quái vật. Phần thân của nó thì biến thành quả núi, phần đầu thì bay đi nơi khác. Sau này, người Tàu qua đây đã chôn rất nhiều vàng để trấn yểm... Ảnh: Đời sống pháp luật.
Từng được người xưa kể lại, Phù Nam (An Giang) là vùng đất giàu có, của cải để không hết. Cho đến khoảng năm 1986, một số người dân đi thăm đồng, đào đất đắp bờ ruộng bỗng nhiên lượm được vàng lá, đồng và một số cổ vật... từ đó khởi nguồn về cơn sốt đi tìm kho báu của vương quốc Phù Nam. Ảnh: Vietnamnet.
Ông Chính (ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang) kể lại rằng: “Người đi đào ai may mắn thì gặp vàng nữ trang, vàng mỹ nghệ, kém hơn một chút là vàng lá... Riêng cổ vật thì không đếm xuể”. Nhiều người dân ở vùng đất này truyền miệng, cứ cuốc xuống đất chừng 40cm là sẽ đụng phải cổ vật, may mắn thì gặp được vòng vàng hay vàng lá. Ảnh minh họa.
Theo lời kể của nhiều người dân làng Khỏn Sình, phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn thì miếu Thổ Công của làng là nơi chôn giấu một kho báu rất lớn. Tương truyền, kho báu là của quân khăn vàng thời Thái Bình Thiên Quốc chạy loạn xuống phương Nam để lại. Thông tin này có được do trong làng có một gia đình giữ được cuốn gia phả của dòng họ. Cũng có người kể rằng, kho báu ở đây là một hũ vàng, được chôn cất lại. Vì thế mà từ hàng trăm năm nay, dân làng Khỏn Sình canh giữ miếu rất nghiêm ngặt không cho ai xâm phạm.
Lâu nay, người dân xã Vô Tranh (huyện Lục Nam, Bắc Giang) vẫn đồn đại với nhau về một kho báu bí mật được chôn gần cái giếng Chợ ở thôn Tranh. Theo các bậc lão làng kể lại, trước đây người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc của cải kèm theo một trinh nữ để yểm không cho người ngoài xâm nhập. Xung quanh kho báu này đã xuất hiện nhiều câu chuyện nhuốm màu sắc hoang đường như những đàn lợn vàng, chó vàng chạy ra từ hướng cái giếng rồi mất tích một cách bí ẩn…
Trong một lần nạo vét giếng, người dân đã phát hiện dưới sâu lớp bùn trong lòng giếng có một con chó đá ở cổ có đeo vòng Tràng Hạt và một cái chuông. Điều này khiến người dân nơi đây càng tin vào những câu chuyện lạ lùng quanh chiếc giếng. Ảnh minh họa.