Chùa Bổ Đà là di tích tiêu biểu của huyện Việt Yên (Bắc Giang), được xây dựng từ thời nhà Lý và trùng tu, mở mang vào thời Lê Trung Hưng và các giai đoạn sau này.Điểm đặc biệt của chùa là có vườn tháp lớn nhất Việt Nam với hơn 100 ngôi tháp, nằm trên diện tích 8.000 m2.Các ngôi tháp được xây 3-4 tầng bằng đá và gạch chỉ, được bít mạch bằng vôi vữa trộn với mật mía và bột giấy bản.Vườn tháp chùa Bổ Đà được xây dựng trong khoảng 300 năm, kể từ khi sư tổ có tên tục là Phạm Kim Hưng viên tịch. Mỗi ngôi tháp chứa xá lị, tro cốt của 4-26 vị tăng, ni.Mỗi ngôi tháp thường có bia ghi tên, năm sinh, năm mất của các vị tăng, ni tu hành đắc đạo. Đây cũng chính là tài liệu để nghiên cứu về sự phát triển của dòng Phật giáo Lâm Tế.Trên đỉnh tháp mộ sư tăng bao giờ cũng gắn bình cam lộ đặt trên tòa sen. Còn trên đỉnh tháp mộ sư ni lại được gắn một búp sen. Vì thế, Phật tử đến vãn cảnh vẫn biết được có bao nhiêu vị tăng, ni viên tịch và yên nghỉ ở chốn này.Trải qua hàng trăm năm, các ngôi tháp vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và hương khói thường xuyên.Với những giá trị quý báu, ý nghĩa tâm linh to lớn cùng số lượng thực tế, vườn tháp chùa Bổ Đà đã được Hội kỷ lục gia Việt Nam công nhận là “Vườn tháp lớn nhất Việt Nam”.Bên cạnh vườn tháp, chùa Bổ Đà còn có những bức tường đất độc đáo làm bằng đất sỏi son và các mảnh gốm vỡ của làng Thổ Hà.Những cổng chùa cổ kính, rêu phong và mang nét kiến trúc riêng biệt.Lễ hội chùa Bổ Đà tổ chức từ ngày 15-19/2 Âm lịch thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia mỗi năm.Với những nét độc đáo về kiến trúc cùng bề dày lịch sử, chùa Bổ Đà đã được công nhận là Di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt vào sáng 12/3. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (phải) đã tham dự và trao chứng nhận này.
Chùa Bổ Đà là di tích tiêu biểu của huyện Việt Yên (Bắc Giang), được xây dựng từ thời nhà Lý và trùng tu, mở mang vào thời Lê Trung Hưng và các giai đoạn sau này.
Điểm đặc biệt của chùa là có vườn tháp lớn nhất Việt Nam với hơn 100 ngôi tháp, nằm trên diện tích 8.000 m2.
Các ngôi tháp được xây 3-4 tầng bằng đá và gạch chỉ, được bít mạch bằng vôi vữa trộn với mật mía và bột giấy bản.
Vườn tháp chùa Bổ Đà được xây dựng trong khoảng 300 năm, kể từ khi sư tổ có tên tục là Phạm Kim Hưng viên tịch. Mỗi ngôi tháp chứa xá lị, tro cốt của 4-26 vị tăng, ni.
Mỗi ngôi tháp thường có bia ghi tên, năm sinh, năm mất của các vị tăng, ni tu hành đắc đạo. Đây cũng chính là tài liệu để nghiên cứu về sự phát triển của dòng Phật giáo Lâm Tế.
Trên đỉnh tháp mộ sư tăng bao giờ cũng gắn bình cam lộ đặt trên tòa sen. Còn trên đỉnh tháp mộ sư ni lại được gắn một búp sen. Vì thế, Phật tử đến vãn cảnh vẫn biết được có bao nhiêu vị tăng, ni viên tịch và yên nghỉ ở chốn này.
Trải qua hàng trăm năm, các ngôi tháp vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và hương khói thường xuyên.
Với những giá trị quý báu, ý nghĩa tâm linh to lớn cùng số lượng thực tế, vườn tháp chùa Bổ Đà đã được Hội kỷ lục gia Việt Nam công nhận là “Vườn tháp lớn nhất Việt Nam”.
Bên cạnh vườn tháp, chùa Bổ Đà còn có những bức tường đất độc đáo làm bằng đất sỏi son và các mảnh gốm vỡ của làng Thổ Hà.
Những cổng chùa cổ kính, rêu phong và mang nét kiến trúc riêng biệt.
Lễ hội chùa Bổ Đà tổ chức từ ngày 15-19/2 Âm lịch thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia mỗi năm.
Với những nét độc đáo về kiến trúc cùng bề dày lịch sử, chùa Bổ Đà đã được công nhận là Di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt vào sáng 12/3. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (phải) đã tham dự và trao chứng nhận này.