Hơn 2 tháng nay, vỉa hè trước và bên hông Bệnh viện Chợ Rẫy (phường 12, quận 5, TP.HCM) được lắp dải phân cách rất kiên cố để tạo lối đi cho người đi bộ.Dải phân cách vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh và Thuận Kiều được làm bằng thép loại lớn có tổng chiều dài hơn 240 m, cao 1,3 m. Lâu nay khu vực trước các cổng bệnh viện Chợ Rẫy thuộc hai đoạn đường này luôn trong tình trạng bát nháo bởi rất đông người bán hàng rong, nước giải khách tập trung tới buôn bán.Hệ thống rào chắn này có 4 đoạn với 8 lối ra vào dành riêng cho người đi bộ và các lối vào gửi xe của 3 cổng bệnh viện. Tại các lối ra vào, cơ quan chức năng lắp từ 3-9 thanh chắn hình zích zắc.Việc lắp số lượng thanh chắn để chống xe cộ leo lề, buôn bán hàng rong khiến người đi bộ gặp khó khăn.Tại lối ra vào cổng phụ đường Thuận Kiều, có đến 15 thanh chắn cao được lắp san sát nhau khiến người đi qua có cảm giác như bị mất hút hay như đang đi vào ma trận.Các tài xế xe ôm hành nghề tại khu vực này cho rằng nhìn các lối ra vào rào chắn không khác gì những chiếc chuồng nhốt thú. Đây cũng là nguyên nhân nhiều người không đi vào bên trong vì vừa thấy chật chội vừa ngỡ như đã bị bịt lại.Những người buôn bán hàng rong, người nhà bệnh nhân có thể nằm nghỉ ngơi trong những chiếc "chuồng" này.Các đoạn rào chắn trước đường Nguyễn Chí Thanh cơ quan chức năng làm hàng rào ra sát lòng đường, lấy vỉa hè làm bãi giữ xe máy, một phần nhỏ bên trong để dành cho người đi bộ.Tuy nhiên, phần bên trong này ít người đi vào vì nhiều đoạn nhếch nhác, bốc mùi do sát hàng rào bệnh viện bị phóng uế, tiểu tiện.Xe máy của người đi đường dựng bít lối ra vào khiến người đi bộ phải len sát bờ rào.Ngoài các bảng "Lối đi dành cho người đi bộ" nằm bên ngoài, một số bảng được làm rất nhỏ, nằm che khuất sau những bụi cây bên hàng rào bệnh viện.Lối ra vào khó khăn, phần vỉa hè nằm bên trong, mất vệ sinh khiến nhiều người đi bộ không lựa chọn mà đi ngay dưới lòng đường.Phần vỉa hè đường Thuận Kiều để một khoảng trống vừa dùng giữ xe vừa dành cho người đi bộ nhưng lối vào "phức tạp". Chị Nguyễn Thu Hương (ngụ quận Tân Phú) cho biết nhìn lối vào trên vỉa hè tưởng bị chắn hai đầu nên không tìm cách đi vào mà chuyển xuống lòng đường cho tiện.Phần vỉa hè bên trong vắng bóng người đi bộ, nơi đây là điểm để người nhà bệnh nhân, người thăm bệnh ngồi hút thuốc.Đoạn khác lắp bảng cấm tụ tập, buôn bán nhưng lại trở thành nơi tập trung nhiều người ngồi uống nước do hàng rong phía trước đưa vào.Rào chắn lối ra vào trước cổng phụ bệnh viện thuộc đường Thuận Kiều bị quán nước chiếm dụng mặc dù có bảng cấm. Hai bên cổng các quán bày biện bàn ghế để khách ngồi uống bên trong rào chắn.Rào chắn không giải quyết được tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lại bị phản tác dụng khi đẩy những người bán hàng rong xuống ngay dưới lòng đường gây khó khăn cho giao thông và người qua lại.Hàng hóa được treo ngay trên hàng rào để bán trước cổng cấp cứu của bệnh viện.Xe hàng rong ngang nhiên bán ngay dưới lòng đường, sau biển cấm khiến mặt đường Nguyễn Chí Thanh bị thu hẹp.Khu vực này trở thành nơi đặt bàn ghế, mắc võng ngủ trưa của nhiều người. Không gian trước bệnh viện càng thêm mất thẩm mỹ.Công trình kỳ quặc này cũng vô tình che chắn cho những người thiếu ý thức tiểu bậy ngay trước bệnh viện.
Hơn 2 tháng nay, vỉa hè trước và bên hông Bệnh viện Chợ Rẫy (phường 12, quận 5, TP.HCM) được lắp dải phân cách rất kiên cố để tạo lối đi cho người đi bộ.
Dải phân cách vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh và Thuận Kiều được làm bằng thép loại lớn có tổng chiều dài hơn 240 m, cao 1,3 m. Lâu nay khu vực trước các cổng bệnh viện Chợ Rẫy thuộc hai đoạn đường này luôn trong tình trạng bát nháo bởi rất đông người bán hàng rong, nước giải khách tập trung tới buôn bán.
Hệ thống rào chắn này có 4 đoạn với 8 lối ra vào dành riêng cho người đi bộ và các lối vào gửi xe của 3 cổng bệnh viện. Tại các lối ra vào, cơ quan chức năng lắp từ 3-9 thanh chắn hình zích zắc.
Việc lắp số lượng thanh chắn để chống xe cộ leo lề, buôn bán hàng rong khiến người đi bộ gặp khó khăn.
Tại lối ra vào cổng phụ đường Thuận Kiều, có đến 15 thanh chắn cao được lắp san sát nhau khiến người đi qua có cảm giác như bị mất hút hay như đang đi vào ma trận.
Các tài xế xe ôm hành nghề tại khu vực này cho rằng nhìn các lối ra vào rào chắn không khác gì những chiếc chuồng nhốt thú. Đây cũng là nguyên nhân nhiều người không đi vào bên trong vì vừa thấy chật chội vừa ngỡ như đã bị bịt lại.
Những người buôn bán hàng rong, người nhà bệnh nhân có thể nằm nghỉ ngơi trong những chiếc "chuồng" này.
Các đoạn rào chắn trước đường Nguyễn Chí Thanh cơ quan chức năng làm hàng rào ra sát lòng đường, lấy vỉa hè làm bãi giữ xe máy, một phần nhỏ bên trong để dành cho người đi bộ.
Tuy nhiên, phần bên trong này ít người đi vào vì nhiều đoạn nhếch nhác, bốc mùi do sát hàng rào bệnh viện bị phóng uế, tiểu tiện.
Xe máy của người đi đường dựng bít lối ra vào khiến người đi bộ phải len sát bờ rào.
Ngoài các bảng "Lối đi dành cho người đi bộ" nằm bên ngoài, một số bảng được làm rất nhỏ, nằm che khuất sau những bụi cây bên hàng rào bệnh viện.
Lối ra vào khó khăn, phần vỉa hè nằm bên trong, mất vệ sinh khiến nhiều người đi bộ không lựa chọn mà đi ngay dưới lòng đường.
Phần vỉa hè đường Thuận Kiều để một khoảng trống vừa dùng giữ xe vừa dành cho người đi bộ nhưng lối vào "phức tạp". Chị Nguyễn Thu Hương (ngụ quận Tân Phú) cho biết nhìn lối vào trên vỉa hè tưởng bị chắn hai đầu nên không tìm cách đi vào mà chuyển xuống lòng đường cho tiện.
Phần vỉa hè bên trong vắng bóng người đi bộ, nơi đây là điểm để người nhà bệnh nhân, người thăm bệnh ngồi hút thuốc.
Đoạn khác lắp bảng cấm tụ tập, buôn bán nhưng lại trở thành nơi tập trung nhiều người ngồi uống nước do hàng rong phía trước đưa vào.
Rào chắn lối ra vào trước cổng phụ bệnh viện thuộc đường Thuận Kiều bị quán nước chiếm dụng mặc dù có bảng cấm. Hai bên cổng các quán bày biện bàn ghế để khách ngồi uống bên trong rào chắn.
Rào chắn không giải quyết được tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lại bị phản tác dụng khi đẩy những người bán hàng rong xuống ngay dưới lòng đường gây khó khăn cho giao thông và người qua lại.
Hàng hóa được treo ngay trên hàng rào để bán trước cổng cấp cứu của bệnh viện.
Xe hàng rong ngang nhiên bán ngay dưới lòng đường, sau biển cấm khiến mặt đường Nguyễn Chí Thanh bị thu hẹp.
Khu vực này trở thành nơi đặt bàn ghế, mắc võng ngủ trưa của nhiều người. Không gian trước bệnh viện càng thêm mất thẩm mỹ.
Công trình kỳ quặc này cũng vô tình che chắn cho những người thiếu ý thức tiểu bậy ngay trước bệnh viện.