Bệnh nhân chết khi tán sỏi thận: Nguyên nhân mới tìm được phần ngọn

Google News

(Kiến Thức) - Theo lãnh đạo Bệnh viện E, bệnh nhân tử vong sau khi tán sỏi thận là do nhồi máu cơ tim song không lý giải được tại sao không cấp cứu được bệnh nhân ngay trong phòng tán sỏi.

Liên quan đến vụ việc một bệnh nhân (66 tuổi) ở Phú Thượng - Tây Hồ (Hà Nội), tử vong bất thường khi tán sỏi thận tại Bệnh viện E Trung ương, chiều 28/3 lãnh đạo bệnh viện này đã có thông tin chính thức về vụ việc trên.
Bệnh nhân sỏi thận tử vong vì nhồi máu cơ tim
Theo đó, ông Đoàn Hữu Nghị Giám đốc Bệnh viện E xác nhận có trường hợp bệnh nhân tử vong xảy ra vào ngày 24/3, tuy nhiên phía bệnh viện đã từ chối cung cấp mọi thông tin cá nhân cũng như địa chỉ thường trú của bệnh nhân.
Về tình trạng bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật nội soi laser tán sỏi, ông Nghị cho biết, cách đây 6 tháng bệnh nhân xuất hiện tình trạng đái buốt, đái rắt, chóng mặt … khi tiến hành khám các bác sĩ phát hiện bệnh nhân đã bị sỏi san hô bên thận phải (4,4cm) và ước tính xuất hiện gần 10 năm, ngoài ra có gần chục viên sỏi khác nằm bên cạnh.
Ông Đoàn Hữu Nghị trả lời báo chí về vụ việc bệnh nhân tử vong khi tán sỏi thận 
Sau khi theo dõi các bác sĩ cho biết, thận trái của bệnh nhân đã bị câm, không ngấm thuốc. Bệnh cạnh bệnh lý liên quan đến thận, bệnh nhân này còn có một số bệnh khác như: cao huyết áp, đường huyết tăng nhẹ, điện tâm đồ bất thường…
Từ những biểu hiện trên, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn tại khoa Thận tiết niệu và chuẩn đoán: bệnh nhân bị sỏi thận nội quản hai bên, ứ nước thận trái, cao huyết áp có biến chứng và rối loạn lipit đường.
Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ đã tiến hành thủ thuật tán sỏi cho bệnh nhân tại phòng tán sỏi niệu quản nội soi bằng laser, trước khi tán sỏi các bác sĩ tiến hành gây tê tuỷ sống và tiến hành thủ thuật sau 15 phút đã tìm thấy sỏi và làm bục túi mủ trong đó có mủ màu xanh và màu vàng.
“Sau khi tiến hành thủ thuật xong, bệnh nhân có biểu hiện tim ngừng đập, sau đó tiến hành cấp cứu tại chỗ và chuyển về khoa hồi sức các đó 10m, tiến hành điện tim tuy nhiên không cứu nổi bệnh nhân”, ông Nghị nói.
Tuy sự việc đã xảy ra, nhưng hiện nay bệnh viện vẫn chưa kiểm thảo tử vong vì theo ông Nghị: “Theo đúng trình tự, kiểm thảo tử vong sẽ được thực hiện sau 2 tuần tính từ khi bệnh nhân mất. Đồng thời, bệnh viện cũng đã đóng cửa phòng tán sỏi niệu quản nội soi bằng laser 2 tuần”.
 Phòng tán sỏi đã tạm đóng cửa để làm rõ nguyên nhân dẫn đến tử vong
Kết luận nguyên nhân dẫn đến việc bệnh nhân tử vong khi tán sỏi, ông Nghị cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân tử vong là nhồi máu cơ tim cấp, ngừng tim, thận niệu quản 2 bên, ứ mủ thận trái, tăng huyết áp và dối loạn chuyển hoá lipit”.
Không thủ thuật không đảm bảo tiêu chuẩn?
Cũng liên quan đến vụ việc này, đã ý kiến phản ánh đến Kiến Thức và cho rằng bệnh nhân tử vong có thể là do phương tiện tại phòng tiến hành thủ thuật không được đảm bảo đầy đủ và bác sĩ trực tiếp tham gia ca tán sỏi chưa có chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, bệnh viện đặt phòng tán sỏi ở đó là không hợp lý vì không có đủ phương tiện cấp cứu khi bệnh nhân khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, một điều dưỡng tham gia khoa tán sỏi chưa có chứng chỉ hành nghề.
Về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Vĩnh Hưng, Trưởng khoa Thận tiết niệu cho rằng: “Không có chuyện khu tiến hành thủ thuật chỉ có 10m2, diện tích phòng hoàn toàn đạt quy chuẩn với diện tích không dưới 20m2. Đồng thời phòng cũng đầy đủ phương tiện cấp cứu”.
Vậy vấn đề đặt ra là: Tại sao đủ phương tiện cấp cứu nhưng khi có sự cố xảy ra, lại phải chuyển bệnh nhân sang khoa hồi sức? Và nếu cấp cứu kịp thời ngay tại chỗ liệu bệnh nhân có tử vong hay không?
 Bệnh viện E là bệnh viện loại I, thuốc Bôj Y tế, tuy nhiên theo phản ánh phòng tán sỏi của bệnh viện này không đáp ứng đủ các phượng tiện cấp cứu khi người bệnh xảy ra sự cố
Ngoài ra, ông Hưng cũng cho biết, các bác sĩ tiến hành thủ thuật tán sỏi cho bệnh nhân này gồm có Ths.BS Nguyễn Minh Tuấn, người đã có 15 năm kinh nghiệm hành nghề, còn 2 điều dưỡng là ông Trần Văn Cần và bà Nguyễn Thanh Hương đều có bằng đại học.
“Tôi phải khẳng định là điều dưỡng Trần Văn Cần đã có bằng đại học, chứ không phải vài cái chứng chỉ học 3 tháng, 6 tháng. Còn điều dưỡng Nguyễn Thanh Hương cũng có bằng đại học và tốt nghiệp 3 năm nay… Như vậy, kíp tham gia hôm đó đều là những bác sĩ chất lượng, đối với bác sĩ phải có trình độ trên đại học mới được can thiệp vào người bệnh, còn điều dưỡng phải có trình độ đại học mới được tham gia”, ông Hưng nói.
Tuy nhiên, việc có bằng đại học và việc đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi can thiệp vào người bệnh là chuyện hoàn toàn khác nhau. Bởi, để được cấp chứng chỉ hành nghề các bác sĩ phải đáp ứng nhiều yêu cầu và phải được một hội đồng (trong đó có cả đại diện của Cục khám chữa bệnh – Bộ Y tế) thông qua. Còn bằng đại học chỉ là để chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo của nhà trường.
Riêng về vấn đề, phòng làm thủ thuật tán sỏi nội quản nội soi bằng laser đã được Bộ Y tế thẩm định đủ điều kiện hay chưa? Phía bệnh viện E cho biết, Bộ Y tế đã cho phép tiến hành thủ thuật này tại bệnh viện. Còn việc Bộ Y tế đã thẩm định phòng làm thủ thuật tán sỏi đủ điều kiện về phương tiện, kỹ thuật để tiến hành can thiệp trên người bệnh, thì phía bệnh viện vẫn im lặng.
* Kiến Thức tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Lê Phương

Bình luận(0)