Vận tải cơ An-124 là một trong những loại máy bay vận tải hạng nặng lớn nhất thế giới. Có trọng lượng cất cánh lên tới 405 tấn và trọng tải lên tới 150 tấn. Chuyến bay đầu tiên của phi cơ này được thực hiện vào năm 1982 và Liên Xô thậm chí còn sử dụng nó làm bệ phóng trên không cho các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Nguồn ảnh: Sina.An-124 đóng vai trò rất quan trọng trong sứ mệnh vận tải chiến lược của Không quân Nga và hoạt động trong cả các công ty vận tải dân sự của Nga và Ukraine với nhiệm vụ chở hàng quá khổ quá tải thương mại hàng không cho các quốc gia khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Để có thể có được khả năng bay đáng nể như vậy, máy bay vận tải An-124 được trang bị 4 động cơ Progress D-18T. Đây cũng là những động cơ mà Trung Quốc đang rất thèm muốn có được, nhưng họ lại không thể tiếp cận được mẫu động cơ này mà phải nhờ qua một nước trung gian và đó chính là Ukraine. Nguồn ảnh: Sina.Những động cơ này có công suất đẩy tương đương khoảng 229.5 kN, cung cấp lực đẩy cực lớn. Với loại động cơ này, Trung Quốc có thể chế tạo được những máy bay vận tải hoặc thậm chí là máy bay chở khách lớn hơn nhiều những loại máy bay tương tự nước này đang tự sản xuất được. Nguồn ảnh: Sina.Có nhiều thông tin cho rằng Trung Quốc và Ukraine hiện đang cùng hợp tác phát triển phiên bản nâng cấp của động cơ này mang tên AI-38. Mặc dù phía Trung Quốc không xác nhận thông tin trên, tuy nhiên nếu việc này là thật và thành công trong tương lai, thì rất có thể khả năng sản xuất động cơ của Trung Quốc sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Nguồn ảnh: Aircharter.Vận tải cơ hạng nặng An-124 được thiết kế với thân máy bay bay kép với khoang chứa hàng ở phía sau thân máy bay. Phía trước máy bay có buồng lái, cabin nghỉ của phi công với phòng tắm, nhà bếp và nhiều tiện nghi sinh hoạt khác. Nguồn ảnh: Airliners.Để dễ hình dung về khả năng vận tải của con quái vật này, An-124 có thể chở được cùng lúc 4 máy bay trực thăng Mi-8, chở nguyên một đoàn tàu điện ngầm hoặc chở theo một chiếc Sukhoi 100 với phần đuôi và cánh được tháo bỏ. Nguồn ảnh: Airliners.Hiện tại, chỉ có Nga đang sử dụng loại vận tải cơ này trong lĩnh vực quân sự với khoảng 14 chiếc trong biên chế và một lượng lớn đang nằm trong kho dự trữ. Dự kiến tới năm 2020 phía Nga sẽ nâng cấp khoảng 20 chiếc An-124 lên phiên bản An-124-100M. Nguồn ảnh: Aircraft.Trong lĩnh vực vận tải dân sự, hãng hàng không Volga-Dnepr của Nga cũng sở hữu nhiều máy bay An-124 nhất thế giới với 12 chiếc và 3 chiếc đang đặt hàng. Ngoài ra còn có Ukraine có 7 chiếc, United Arab Emirates của UAE với 1 chiếc và Lybia có 2 chiếc (nằm kho kể từ khi cuộc nội chiến xảy ra). Nguồn ảnh: American. Mời độc giả xem Video: An-124 nặng nề chật vật bò ra đường băng sau đó nhẹ nhàng cất cánh.
Vận tải cơ An-124 là một trong những loại máy bay vận tải hạng nặng lớn nhất thế giới. Có trọng lượng cất cánh lên tới 405 tấn và trọng tải lên tới 150 tấn. Chuyến bay đầu tiên của phi cơ này được thực hiện vào năm 1982 và Liên Xô thậm chí còn sử dụng nó làm bệ phóng trên không cho các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Nguồn ảnh: Sina.
An-124 đóng vai trò rất quan trọng trong sứ mệnh vận tải chiến lược của Không quân Nga và hoạt động trong cả các công ty vận tải dân sự của Nga và Ukraine với nhiệm vụ chở hàng quá khổ quá tải thương mại hàng không cho các quốc gia khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Để có thể có được khả năng bay đáng nể như vậy, máy bay vận tải An-124 được trang bị 4 động cơ Progress D-18T. Đây cũng là những động cơ mà Trung Quốc đang rất thèm muốn có được, nhưng họ lại không thể tiếp cận được mẫu động cơ này mà phải nhờ qua một nước trung gian và đó chính là Ukraine. Nguồn ảnh: Sina.
Những động cơ này có công suất đẩy tương đương khoảng 229.5 kN, cung cấp lực đẩy cực lớn. Với loại động cơ này, Trung Quốc có thể chế tạo được những máy bay vận tải hoặc thậm chí là máy bay chở khách lớn hơn nhiều những loại máy bay tương tự nước này đang tự sản xuất được. Nguồn ảnh: Sina.
Có nhiều thông tin cho rằng Trung Quốc và Ukraine hiện đang cùng hợp tác phát triển phiên bản nâng cấp của động cơ này mang tên AI-38. Mặc dù phía Trung Quốc không xác nhận thông tin trên, tuy nhiên nếu việc này là thật và thành công trong tương lai, thì rất có thể khả năng sản xuất động cơ của Trung Quốc sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Nguồn ảnh: Aircharter.
Vận tải cơ hạng nặng An-124 được thiết kế với thân máy bay bay kép với khoang chứa hàng ở phía sau thân máy bay. Phía trước máy bay có buồng lái, cabin nghỉ của phi công với phòng tắm, nhà bếp và nhiều tiện nghi sinh hoạt khác. Nguồn ảnh: Airliners.
Để dễ hình dung về khả năng vận tải của con quái vật này, An-124 có thể chở được cùng lúc 4 máy bay trực thăng Mi-8, chở nguyên một đoàn tàu điện ngầm hoặc chở theo một chiếc Sukhoi 100 với phần đuôi và cánh được tháo bỏ. Nguồn ảnh: Airliners.
Hiện tại, chỉ có Nga đang sử dụng loại vận tải cơ này trong lĩnh vực quân sự với khoảng 14 chiếc trong biên chế và một lượng lớn đang nằm trong kho dự trữ. Dự kiến tới năm 2020 phía Nga sẽ nâng cấp khoảng 20 chiếc An-124 lên phiên bản An-124-100M. Nguồn ảnh: Aircraft.
Trong lĩnh vực vận tải dân sự, hãng hàng không Volga-Dnepr của Nga cũng sở hữu nhiều máy bay An-124 nhất thế giới với 12 chiếc và 3 chiếc đang đặt hàng. Ngoài ra còn có Ukraine có 7 chiếc, United Arab Emirates của UAE với 1 chiếc và Lybia có 2 chiếc (nằm kho kể từ khi cuộc nội chiến xảy ra). Nguồn ảnh: American.
Mời độc giả xem Video: An-124 nặng nề chật vật bò ra đường băng sau đó nhẹ nhàng cất cánh.