Mới đây, cháu Nguyễn Văn Luật (12 tuổi, trú xã Đức Mạnh, huyện Đăk Mil, Đăk Nông) bị con voi của Công ty Xiếc - Hài kịch Bình Minh (tỉnh Thái Bình) quật chết. Cậu bé đang cho con voi ăn và thử sờ vào vòi voi thì bị con vật dùng vòi quấn lấy rồi quật vào thành xe tải. Liên quan đến vụ việc, nhiều người bày tỏ quan tâm xem quá trình huấn luyện con voi từ hoang dã tới đoàn xiếc như thế nào? Những con voi trong sở thú và rạp xiếc đều là động vật hoang dã. Được biết, ở Đông Nam Á, các phương pháp thuần dưỡng voi đã được phát triển và tinh chỉnh qua hàng ngàn năm. Để thuần phục được voi hoang dã, người ta sẽ bắt trói nó từ ngoài tự nhiên và kéo đến một sân tập. Giai đoạn này kéo dài khoảng một tuần để con voi chấp nhận phục tùng con người, và đó mới là sự khởi đầu cho những bài huấn luyện gay gắt và đau đớn nhất. Con voi hoang dã sẽ được cột với một khung gỗ hoặc giữa hai thân cây, khiến nó không thể di chuyển và cố gắng vùng vẫy để thoát ra. Trong lúc đó, nó sẽ được giới thiệu với quản tượng của mình. Nhằm mục đích làm nhụt ý chí của voi hoang dã, quản tượng sẽ mắc con vật vào móc và liên tục đánh đập. Đồng thời, quản tượng nói chuyện với con vật bằng một giọng bình tĩnh. Sợ hãi, đau đớn, đói khát cuối cùng sẽ làm cho con voi từ bỏ tất cả sự kháng cự. Khi con voi bắt đầu chấp nhận số phận của nó, quản tượng sẽ cho phép voi ra sông tắm và ăn. Sau vài tuần, con voi sẽ được thuần hóa, nó được phép di chuyển nhưng vẫn bị cùm xích và giám sát bởi nhiều quản tượng. Sau giai đoạn khởi đầu này, con voi bắt đầu được đào tạo để trở thành một con voi làm việc cho đoàn xiếc. Voi đoàn xiếc phải học một số thủ thuật để thực hiện trong các chương trình trình diễn sau này. Chúng cũng phải học những bài học như trồng cây chuối, đứng bằng hai chân sau… Con voi được huấn luyện để biết rằng nó không bao giờ được đẩy hay dẫm đạp người canh giữ nó. Nếu nó cố gắng làm như vậy, quản tượng sẽ cương quyết nghiêm trị bằng các móc voi. Tuy nghiêm khắc, quản tượng cũng phải thể hiện tình cảm với con voi bằng cách vuốt ve nó. Ngoài ra, quá trình đào tạo con voi đoàn xiếc hoàn toàn dùng lệnh, nói những từ như “có”, “không”, “tốt”… để con vật biết nó được phép làm gì và không được phép làm. Mỗi lần con vật làm tốt việc gì đó, nó sẽ được một phần thưởng (có thể là lát táo, quả nho hoặc một thứ gì đó). Tuy nhiên, nếu nó cố tình làm sai cách, nó sẽ phải chịu những cú đấm, bị kéo đi, bị phạt bởi móc con voi hay roi. Ngày nay, việc huấn luyện voi hoang dã vẫn có tồn tại nhiều phương pháp đào tạo tàn bạo như trên, kéo theo hậu quả của việc đào tạo này chính là những tai nạn thương tâm cho con người. Chỉ cần quản tượng lơ là trông coi, một người bình thường có thể trở thành nạn nhân của loài động vật khổng lồ.
Mới đây, cháu Nguyễn Văn Luật (12 tuổi, trú xã Đức Mạnh, huyện Đăk Mil, Đăk Nông) bị con voi của Công ty Xiếc - Hài kịch Bình Minh (tỉnh Thái Bình) quật chết. Cậu bé đang cho con voi ăn và thử sờ vào vòi voi thì bị con vật dùng vòi quấn lấy rồi quật vào thành xe tải. Liên quan đến vụ việc, nhiều người bày tỏ quan tâm xem quá trình huấn luyện con voi từ hoang dã tới đoàn xiếc như thế nào?
Những con voi trong sở thú và rạp xiếc đều là động vật hoang dã. Được biết, ở Đông Nam Á, các phương pháp thuần dưỡng voi đã được phát triển và tinh chỉnh qua hàng ngàn năm.
Để thuần phục được voi hoang dã, người ta sẽ bắt trói nó từ ngoài tự nhiên và kéo đến một sân tập. Giai đoạn này kéo dài khoảng một tuần để con voi chấp nhận phục tùng con người, và đó mới là sự khởi đầu cho những bài huấn luyện gay gắt và đau đớn nhất.
Con voi hoang dã sẽ được cột với một khung gỗ hoặc giữa hai thân cây, khiến nó không thể di chuyển và cố gắng vùng vẫy để thoát ra. Trong lúc đó, nó sẽ được giới thiệu với quản tượng của mình.
Nhằm mục đích làm nhụt ý chí của voi hoang dã, quản tượng sẽ mắc con vật vào móc và liên tục đánh đập. Đồng thời, quản tượng nói chuyện với con vật bằng một giọng bình tĩnh.
Sợ hãi, đau đớn, đói khát cuối cùng sẽ làm cho con voi từ bỏ tất cả sự kháng cự. Khi con voi bắt đầu chấp nhận số phận của nó, quản tượng sẽ cho phép voi ra sông tắm và ăn.
Sau vài tuần, con voi sẽ được thuần hóa, nó được phép di chuyển nhưng vẫn bị cùm xích và giám sát bởi nhiều quản tượng. Sau giai đoạn khởi đầu này, con voi bắt đầu được đào tạo để trở thành một con voi làm việc cho đoàn xiếc.
Voi đoàn xiếc phải học một số thủ thuật để thực hiện trong các chương trình trình diễn sau này. Chúng cũng phải học những bài học như trồng cây chuối, đứng bằng hai chân sau…
Con voi được huấn luyện để biết rằng nó không bao giờ được đẩy hay dẫm đạp người canh giữ nó. Nếu nó cố gắng làm như vậy, quản tượng sẽ cương quyết nghiêm trị bằng các móc voi.
Tuy nghiêm khắc, quản tượng cũng phải thể hiện tình cảm với con voi bằng cách vuốt ve nó. Ngoài ra, quá trình đào tạo con voi đoàn xiếc hoàn toàn dùng lệnh, nói những từ như “có”, “không”, “tốt”… để con vật biết nó được phép làm gì và không được phép làm.
Mỗi lần con vật làm tốt việc gì đó, nó sẽ được một phần thưởng (có thể là lát táo, quả nho hoặc một thứ gì đó). Tuy nhiên, nếu nó cố tình làm sai cách, nó sẽ phải chịu những cú đấm, bị kéo đi, bị phạt bởi móc con voi hay roi.
Ngày nay, việc huấn luyện voi hoang dã vẫn có tồn tại nhiều phương pháp đào tạo tàn bạo như trên, kéo theo hậu quả của việc đào tạo này chính là những tai nạn thương tâm cho con người. Chỉ cần quản tượng lơ là trông coi, một người bình thường có thể trở thành nạn nhân của loài động vật khổng lồ.