Sao biển săn hàu. Chân hình ống của loài sao biển khiến chúng không thể bò nhanh được, nhưng lại là công cụ săn mồi hữu ích đáng kinh ngạc. Chúng tách đôi vỏ những con hàu biển bằng cách dùng giác hút bám chặt vỏ, dùng hết sức kéo về hai phía cho đến khi hàu biển không chịu được tách miệng ra (dù vỏ hàu rất cứng và khó mở). Lúc đó, sao biển dùng độc chiêu dạ dày lộn ngược từ trong miệng của nó ra, nhét thân con hàu biển vào trong. Cá voi lưng gù thường đi săn theo nhóm, chúng phối hợp, thổi bong bóng để đe dọa các con mồi, nhất là cá sợ hãi quây lại một chỗ. Khi bữa ăn trưa khổng lồ vừa đủ, những con cá sẽ “bay” đến đàn cá với cái miệng mở chết chóc của nó.Loài larvacean cũng là loài điển hình dùng chất nhầy để bắt mồi. Loài này chỉ dài một vài cm và trông rất giống một con nòng nọc, với cơ thể tròn ở một đầu và đuôi dài ở đầu kia. Mỗi larvacean có hệ thống chất nhầy riêng để tóm mồi, các con mồi rơi vào bãi nhầy của larvacean nhanh đến mức mà chúng hầu như không thể nhận ra. Loài Huệ biển cũng có các xúc tu đầy chất nhầy phủ như dưa chuột biển. Chúng giương các xúc tu trên cao, kéo dài và dính dính để sẵn sàng bắt gọn các sinh vật phù du, vi khuẩn… các sinh vật sẽ mắc kẹt bên trong chất nhầy và chỉ sau ít phút là chết. Hải sâm hồng và vàng. Loài này tìm một địa thế tốt, nơi các dòng nước chảy, nằm trong sóng và bắt những loài trôi trong đó bằng các xúc tu khi các xúc tu mở ra, luân phiên thay đổi các món ăn bày trên “đĩa xúc tu” đáng sợ của nó. Sứa, san hô và hải quỳ là những sinh vật biển có các tế bào châm nọc độc vô cùng lợi hại trên xúc tu, được gọi là nematocysts. Chúng từ từ trôi theo dòng nước, tóm gọn những sinh vật vô tình trôi dạt vào trong các xúc tu, kẹp chặt và chén gọn.
Sao biển săn hàu. Chân hình ống của loài sao biển khiến chúng không thể bò nhanh được, nhưng lại là công cụ săn mồi hữu ích đáng kinh ngạc. Chúng tách đôi vỏ những con hàu biển bằng cách dùng giác hút bám chặt vỏ, dùng hết sức kéo về hai phía cho đến khi hàu biển không chịu được tách miệng ra (dù vỏ hàu rất cứng và khó mở). Lúc đó, sao biển dùng độc chiêu dạ dày lộn ngược từ trong miệng của nó ra, nhét thân con hàu biển vào trong.
Cá voi lưng gù thường đi săn theo nhóm, chúng phối hợp, thổi bong bóng để đe dọa các con mồi, nhất là cá sợ hãi quây lại một chỗ. Khi bữa ăn trưa khổng lồ vừa đủ, những con cá sẽ “bay” đến đàn cá với cái miệng mở chết chóc của nó.
Loài larvacean cũng là loài điển hình dùng chất nhầy để bắt mồi. Loài này chỉ dài một vài cm và trông rất giống một con nòng nọc, với cơ thể tròn ở một đầu và đuôi dài ở đầu kia. Mỗi larvacean có hệ thống chất nhầy riêng để tóm mồi, các con mồi rơi vào bãi nhầy của larvacean nhanh đến mức mà chúng hầu như không thể nhận ra.
Loài Huệ biển cũng có các xúc tu đầy chất nhầy phủ như dưa chuột biển. Chúng giương các xúc tu trên cao, kéo dài và dính dính để sẵn sàng bắt gọn các sinh vật phù du, vi khuẩn… các sinh vật sẽ mắc kẹt bên trong chất nhầy và chỉ sau ít phút là chết.
Hải sâm hồng và vàng. Loài này tìm một địa thế tốt, nơi các dòng nước chảy, nằm trong sóng và bắt những loài trôi trong đó bằng các xúc tu khi các xúc tu mở ra, luân phiên thay đổi các món ăn bày trên “đĩa xúc tu” đáng sợ của nó.
Sứa, san hô và hải quỳ là những sinh vật biển có các tế bào châm nọc độc vô cùng lợi hại trên xúc tu, được gọi là nematocysts. Chúng từ từ trôi theo dòng nước, tóm gọn những sinh vật vô tình trôi dạt vào trong các xúc tu, kẹp chặt và chén gọn.